Những gương mặt trẻ châu Á nỗ lực tạo sự thay đổi trong năm 2019

Họ là những người có tuổi đời rất trẻ nhưng đã đứng lên đấu tranh cho các vấn đề nóng trong xã hội.

Năm 2019 là năm của các nhà hoạt động trẻ tuổi. Tại khắp nơi trên thế giới, các bạn trẻ đã đứng lên đấu tranh cho các vấn đề nóng trong xã hội như bình đẳng giới tính và hoạt động khí hậu.

Tại châu Á, một số động thái đã có những bước tiến nhảy vọt, như hợp pháp hóa đám cưới đồng tính tại Đài Loan. Trong khi đó tại Hong Kong, giờ đang là tháng thứ 6 của những cuộc biểu tình và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Có một điểm chung dường như kết nối những sự kiện đó tại các quốc gia. Đó là sự đứng lên và đấu tranh của những người trẻ vì tương lai của chính họ.

Dưới đây là vài gương mặt lãnh đạo trẻ tiêu biểu tại châu Á.

Đấu tranh vì bình đẳng trong kết hôn ở Đài Loan

Nhớ lại thời điểm Đài Loan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cô gái Weng Yu Ching cho biết, vào một buổi chiều tháng Năm ở Taipei, cô cùng hàng ngàn nhà hoạt động cho cộng đồng LGBT giương cao lá cờ cầu vồng đợi chờ quyết định.

Weng Yu Ching, 24 tuổi, đã đấu tranh cho quyền lợi cộng đồng LGBT từ khi còn là thiếu niên (Ảnh: CNN)
Weng Yu Ching, 24 tuổi, đã đấu tranh cho quyền lợi cộng đồng LGBT từ khi còn là thiếu niên (Ảnh: CNN)

Khi họ nhận được tin, đám đông hò reo vui mừng. Họ khóc, hạnh phúc và đầy cảm xúc. Đó thực sự là một chặng đường dài, đối với Weng, cô gái trẻ làm việc tại Liên minh bình đẳng hôn nhân (một tổ chức phi lợi nhuận của Đài Loan), và đối với cả Đài Loan (giờ đây trở thành địa điểm duy nhất tại châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới).

Weng đã đấu tranh cho quyền lợi LGBT từ khi cô 17 tuổi, khi lần đầu tiên chứng kiến một cuộc diễu hành tại thành phố quê hương Kaohsiung. Cô kết bạn với cộng đồng LGBT và làm việc trong đường dây nóng hỗ trợ LGBT, cô trò chuyện với những con người luôn “sợ bị chối bỏ vì giới tính của mình”.

Cô gái trẻ 24 tuổi này đã dành hàng giờ vận động trên các tuyến phố nhằm nâng cao nhận thức và có thêm hỗ trợ từ cộng đồng, đôi khi hoạt động ngay cạnh những nhóm người phản đối LGBT.

Người dân vui mừng khi Đài Loan cho phép đám cưới đồng giới hôm 17/5 tại Taipei (Ảnh: CNN).
Người dân vui mừng khi Đài Loan cho phép đám cưới đồng giới hôm 17/5 tại Taipei (Ảnh: CNN).

Sau nhiều tháng vận động hành lang, các chiến dịch mạng xã hội và các hoạt động tình nguyện, cô thấy tuyệt vời khi nỗ lực của mình có kết quả. Và còn tuyệt vời hơn khi ngay sau thông báo đó, cô nhận được lời mời dự đám cưới của các cặp đôi đồng giới, những người đã khắc khoải chờ đợi trong nhiều năm.

Dù còn nhiều việc phải làm khi ở nông thôn, nguồn thông tin và hỗ trợ các bạn trẻ còn hạn chế nhưng đây là một dấu hiệu tốt về một thời kỳ mới.

“Mọi người ngày càng chấp nhận những người thuộc LGBT. Chúng tôi là những người đầu tiên ở châu Á, và tôi rất tự hào với quê hương tôi”, Weng cho biết.

Nghẹn ngào vì ô nhiễm ở Ấn Độ

Nhà hoạt động khí hậu Ridhima Pandey tại New Delhi, Ấn Độ hôm 26/9/2019 (Ảnh: CNN).
Nhà hoạt động khí hậu Ridhima Pandey tại New Delhi, Ấn Độ hôm 26/9/2019 (Ảnh: CNN).

Chỉ mới 12 tuổi nhưng Ridhima Pandey là cái tên và gương mặt được phát sóng toàn thế giới.

Cô là một trong 16 nhà hoạt động trẻ tuổi (cùng Greta Thunberg) đã đưa đơn khiếu nại lên Liên hợp quốc trong tháng 9, cáo buộc 5 nền kinh tế đứng đầu thế giới vi phạm quyền trẻ em bởi không có hành động chống biến đổi khí hậu.

Sinh sống ở phía Bắc bang Uttarakhand của Ấn Độ, Pandey lớn lên với những bài học về môi trường. Thế nhưng mọi thứ thay đổi vào năm 2013, khi các trận lũ lụt và lở đất trong khu vực khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Đau buồn, cô bé bắt đầu tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu tới các thảm họa thiên nhiên. Càng nghiên cứu, cô bé càng thấy phẫn nộ khi chính phủ Ấn Độ đã không có hành động cụ thể.

Khi lên 9 tuổi, với sự giúp đỡ của cha mình, cô bé đã nộp đơn chống lại chính phủ với lý do đã không có giải pháp thỏa đáng đối với biến đổi khí hậu. Vì đơn kiện bị bãi bỏ, cô bé đã đưa lên tòa án tối cao và hiện vẫn đang chờ kết quả.

Giới trẻ Ấn Độ trong một cuộc diễu hành chống biến đổi khí hậu tại New Delhi hôm 20/9/2019 (Ảnh: CNN)
Giới trẻ Ấn Độ trong một cuộc diễu hành chống biến đổi khí hậu tại New Delhi hôm 20/9/2019 (Ảnh: CNN)

Dù đang đi học, cô bé vẫn tham gia các chiến dịch trên khắp cả nước, trò chuyện trong các trường học và hội nghị, cô bé còn tự chọn trường cho mình vào mỗi ngày thứ Sáu như một phần của “Fridays For Future”, một phong trào tấn công khí hậu toàn cầu. Năm tới, cô bé dự định sẽ triển khai một tổ chức nâng cao ý thức về khí hậu cho người trẻ.

Cụ thể, cô bé tập trung vào ô nhiễm và nạn phá rừng, vấn nạn tồi tệ nhất ở Ấn Độ. Mức độ ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi năm nay hiện đã lên mức cao nhất. Người dân thường xuyên phàn nàn về đau mắt, nhức đầu và ho liên tục. Tình hình tồi tệ đến mức ôxy sạch đã được bày bán tại Delhi.

Đối với Pandey, nỗi sợ lớn nhất hiện giờ là có lẽ một ngày nào đó, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cây trong bảo tàng và mọi người phải đeo mặt nạ oxy khi ra đường.

#MeToo ở trường học Hàn Quốc

Trường học tại Hàn Quốc không phải lúc nào cũng an toàn đối với các cô gái trẻ. Đây thường là nơi của những phân biệt và quấy rối tình dục.

Jihye Yang, 22 tuổi là một trong nhà hoạt động nữ quyền ở Hàn Quốc (Ảnh: CNN).
Jihye Yang, 22 tuổi là một trong nhà hoạt động nữ quyền ở Hàn Quốc (Ảnh: CNN).

Jihye Yang là một trong những tiếng nói nữ quyền của giới trẻ Hàn Quốc. Năm 2019 là năm quốc gia này rung động bởi các cuộc biểu tình chống nạn quay phim bất hợp pháp. Nhiều người phụ nữ đã bị quay trộm tại nhà riêng, trên đường hay thậm chí trong toilet.

Chỉ trong tháng 3, cảnh sát cho biết đã có khoảng 1600 người tại các nhà nghỉ đã bị quay trộm và bị phát live-stream trực tiếp cho khách trả tiền.

Hàng ngàn phụ nữ đã diễu hành phản đối với khẩu hiệu “Đời tôi không phải phim gợi dục cho các người”.

Phụ nữ biểu tình phản đối nạn quay lén bất hợp pháp hôm 4/8/2018 tại Seoul, Hàn Quốc (Ảnh: CNN).
Phụ nữ biểu tình phản đối nạn quay lén bất hợp pháp hôm 4/8/2018 tại Seoul, Hàn Quốc (Ảnh: CNN).

Là đồng đại diện cho tổ chức Mạng lưới nữ quyền WeTee của thanh thiếu niên, Yang đã bắt đầu hoạt động từ khi 16 tuổi khi tức giận với cách các nữ sinh bị đối xử ở trường. Theo Yang, các nữ sinh bị yêu cầu phải hành động và ăn mặc một cách “khiêm tốn”, giáo viên thì gọi đích danh từng người để “chỉ trích về ngoại hình”, trong khi đó các sinh viên nam thì bàn tán về cơ thể bạn nữ trong các nhóm chat và không phải chịu bất cứ hình phạt gì khi bị giáo viên phát hiện.

Khi phong trào #MeToo xuất hiện ở Hàn Quốc, Yang đã đưa vào trường học, tổ chức các cuộc diễu hành và lập các nhóm nữ quyền trong sinh viên. Lần đầu tiên, các sinh viên nữ có thể nói lên các trải nghiệm bị bạo lực giới hay kì thị của bản thân ở lớp học.

Cô cũng thúc đẩy những động thái từ chính phủ nhưng cảm thấy phản ứng khá thờ ơ. Không hài lòng, cô đã tới thẳng Liên hợp quốc và trình bày về quyền của trẻ em và sự kì thị.

Kết quả là Bộ Giáo dục đã lập một đội chuyên về bình đẳng giới và kênh chính thức đầu tiên để sinh viên có thể tố cáo bạo lực tình dục. Dù không phải là một phương án hoàn hảo nhưng là một sự khởi đầu.

Quan trọng hơn, văn hóa về giới tính đã có những thay đổi. Ngày càng nhiều nữ sinh coi bản thân là các nhà nữ quyền và góp phần đẩy lùi các thái độ kỳ thị hay coi thường nữ giới.

TM (theo CNN)

Người phụ nữ làm nên lịch sử trong giải vô địch phi tiêu thế giới.

Người phụ nữ làm nên lịch sử trong giải vô địch phi tiêu thế giới.

Fallon Sherrock trở thành nữ vận động viên đầu tiên giành chiến thắng trước các nam đồng nghiệp tại giải vô dịch phi tiêu thế giới.