Đoàn rước dâng lễ cửa Đình từ ngôi nhà di sản (87 Mã Mây) đi qua nhiều tuyến phố và dâng lễ tại đình Kim Ngân. (Ảnh: Khiếu Minh) |
Trong khuôn khổ chương trình “Tết Việt - Tết Phố 2023”, ngày 8/1, tại di tích đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) diễn ra lễ cáo yết Thành Hoàng, cúng Tổ nghề và dựng cây nêu đón Tết. (Ảnh: Khiếu Minh) |
Sự kiện do Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức, nhằm thúc đẩy sự quan tâm của giới trẻ đến những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông; nâng cao ý thức của cộng đồng về một “lễ hội” lành mạnh, tiết kiệm, giàu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. (Ảnh: Khiếu Minh) |
Nghi lễ Cáo yết Thành Hoàng và cúng Tổ nghề tại đình Kim Ngân: Ảnh Hoàng Toàn |
Các nghi lễ chuẩn bị dựng cây nêu ngày Tết tại đình Kim Ngân. Mỗi khi Tết đến thì đây là lúc thần linh phải về chầu trời, do đó hạ giới dễ bị ác quỷ xâm nhập, quấy phá, nên cần có cây nêu xua đuổi quỷ. Bên cạnh ý nghĩa là xua đuổi tà ma thì cây nêu ngày Tết còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới suôn sẻ, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an. |
Vật phẩm chuẩn bị treo lên cây nêu |
Những đồ vật treo trên cây nêu cũng mang một ý nghĩa nhất định như: Cây tre đại diện cho vật dương, lọng tàn hình tròn đại diện cho vật âm. Trong đó, lọng tàn có 5 con cá chép với 5 màu đại diện cho 5 màu trong ngũ hành: Màu vàng ở giữa, màu trắng ở phía Nam, màu đen ở phía Bắc, màu xanh ở phía Đông và màu đỏ ở phía Tây. |
Nghi lễ truyền thống của Tết Nguyên đán được tái hiện, thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. |
Biểu diễn múa "Con đĩ đánh bồng" tại đình Kim Ngân. |
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với một số đơn vị tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật "Giao lưu diễn xướng âm nhạc truyền thống các vùng miền" với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, Hải Phòng, Phú Thọ… |
Các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật truyền thống. |
Du khách thích thú tìm hiểu truyền thống xin chữ ngày xuân của người Việt. |