TỪ TIẾN SĨ ĐẾN BÁC SĨ MẠNG XÃ HỘI
Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu và nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Zurich (Thuỵ Sĩ) vào năm 2020, tiến sĩ An đã nhận vô vàn lời mời làm việc với mức lương “khủng” ở nước ngoài. Thế nhưng, vì tình yêu đất nước, ông vẫn quyết định trở về Việt Nam và công tác tại Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội).
“Thời điểm tu học ở nước ngoài, tôi đã nhiều cơ hội trải nghiệm nghiên cứu các phương pháp y khoa mới. Chính điều này thôi thúc tôi về Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển môi trường học thuật, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ quê nhà”, Tiến sĩ An nói.
![]() |
TS.DS Ngọc An trong thời gian tham gia tu học tại nước ngoài. |
Là một chuyên gia đầu ngành dược, Tiến sĩ An được rất nhiều thế hệ học trò yêu quý. Thế nhưng, không chỉ gói gọn kiến thức y khoa trên giảng đường mà ông luôn đau đáu muốn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng thông qua mạng xã hội.
Nhìn thấy thực trạng đáng buồn khi người Việt tin tưởng mù quáng vào các sản phẩm không rõ xuất xứ, đặc biệt trào lưu ăn uống phản khoa học gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, Tiến sĩ An đã quyết định thành lập kênh TikTok với nội dung giáo dục sức khoẻ.
Và chỉ trong thời gian ngắn, kênh TikTok Tiến sĩ An đã nhận về 400.000 lượt theo dõi và 3 triệu lượt thích.
MÀY MÒ TỰ LÀM TIKTOK ĐẾN BÁC SĨ ĐƯỢC NHÀ NHÀ NGƯỜI YÊU QUÝ
Thời điểm đầu tiên, Tiến sĩ An mỗi ngày đều phải tự lên ý tưởng, quay phim và chỉnh sửa video. Ông luôn tìm tòi phương pháp để giữ chất lượng, sự sáng tạo trong từng sản phẩm mà vẫn truyền tải đầy đủ kiến thức dễ hiểu nhất đến mọi người dân.
“Hiện tại tôi vẫn thực hiện công tác giảng dạy và phát triển mạng xã hội. Hai chuyên ngành tuy khác nhau nhưng lại bổ trợ cho tôi rất nhiều, giúp tôi nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp, nguyên tắc khoa học và đời sống hằng ngày của người dân. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam”, vị tiến sĩ nói.
![]() |
Tiến sĩ An sử dụng mạng xã hội để mang kiến thức về dinh dưỡng tới gần mọi người hơn. |
Dù được nhà nhà người người yêu quý nhờ nhiều kiến thức bổ ích, vị tiến sĩ cũng nhận không ít bình luận khiếm nhã. Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc chia sẻ thông tin sức khỏe trên mạng xã hội sẽ làm giảm giá trị của hình ảnh chiếc áo trắng và ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của công chúng đối với nghề y. Tuy nhiên, Tiến sĩ An tin rằng nếu việc chia sẻ thông tin được thực hiện một cách có trách nhiệm, đúng đắn và dựa trên cơ sở khoa học, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
“Dù nhận những ý kiến khen ngợi hay phê bình, tôi luôn cố gắng giữ thái độ chuyên nghiệp và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Hiện tại, tôi chỉ muốn tập trung vào việc cải thiện chất lượng công việc, trau dồi kiến thức, kỹ năng bản thân và mang lại những giá trị thực sự cho cộng đồng”, vị tiến sĩ nói thêm.
Trong tương lai, Tiến sĩ An sẽ tiếp tục theo đuổi con đường học thuật, giảng dạy cho sinh viên và sáng tạo nội dung mạng xã hội một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Đối với ông, việc được cống hiến cho xã hội và nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe luôn là nhiệm vụ ông theo đuổi suốt đời.
Nữ Tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Bà Hoàng Thị Nga là người tiên phong phá vỡ định kiến xã hội, khẳng định vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học