TP. HCM chú ý cải tạo điều kiện sống cho tầng lớp dân nghèo

 TP. HCM chú ý cải tạo điều kiện sống cho tầng lớp dân nghèo; ưu tiên cải tạo, thực hiện đầu tư nâng cấp đường giao thông, hệ thống điện, trường học, và bệnh viện...

Dù từng được xem là thành phố đáng sống, nhưng sau khi TP. HCM cùng các tỉnh, thành phía Nam trở thành tâm dịch Covid-19 với những tổn thất nặng nề về sức khỏe, tính mạng của người dân và những hệ lụy đến kinh tế - xã hội thì chính quyền TP. HCM nhận ra nhiều vấn đề còn đối mặt phải vượt qua để phát triển bền vững như: quản lý, vận hành và phát triển.

Theo nhà nghiên cứu Đoàn Thanh Hương, sự phát triển kinh tế gắn liền với môi trường sống cũng được TP. HCM quan tâm khi đưa ra nhiều dự cải tạo môi trường. Trong đó, đáng ghi nhận với dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Đây là con kênh chảy qua 7 quận trung tâm của thành phố, là sức sống mới của TP. HCM.

Từ một dòng kênh ô nhiễm gây nguy hại cho sức khỏe người dân, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã trở thành một dòng kênh sạch. Cạnh đó là hệ thống thoát nước giúp ngăn chặn úng lụt, vừa thu gom và thoát nước thải một cách an toàn. Dự án này được các chuyên gia, bạn bè trong và ngoài nước đánh giá cao. Dự án này cũng đã trở thành một ví dụ điển hình mà các thành phố khác tại Việt Nam có thể học tập...

Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. HCM, qua đại dịch có thể nhận thấy hệ thống cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu để quản trị chưa được thực hiện tốt; người dân vẫn bức xúc, chịu ảnh hưởng bởi những điểm nghẽn như ùn tắc giao thông, ngập nước, nhà ở… “đây là những vấn đề cầu tập trung nguồn lực để giải quyết”, ông Mãi nói và đưa ra những chỉ đạo cụ thể. Về hạ tầng giao thông, TP.HCM sẽ chú trọng đến việc hoàn thành các tuyến vành đai 3, vành đai 4, tuyến metro số 1, số 2 và cao tốc nối TP.HCM với các địa phương trong khu vực. TP cũng lên kế hoạch tổ chức lại hệ thống giao thông công cộng trên nền giao thông thông minh nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề ùn tắc.

Về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022, ông Mãi cho biết TP.HCM vẫn xem công tác phòng chống dịch COVID-19 là điều kiện tiên quyết. TP.HCM tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, vận hành hiệu quả TP Thủ Đức. Cùng với đó, TP.HCM sẽ nghiên cứu để có đề xuất hoàn chỉnh việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế. Ông Mãi cho biết đây là chủ trương của trung ương và là việc khó đối với TP. HCM.

Nhà nghiên cứu Đoàn Thanh Hương đánh giá, TP. HCM đã có thời kỳ đột phá về kinh tế vượt bậc với những dự án nâng cấp đô thị; đã cải tạo điều kiện sống; nâng cao thu nhập cho người dân; các dự án cấp, thoát nước, hệ thống điện và vệ sinh môi trường;... Hiện nay đang thực hiện dự án Quản lí Rủi ro Lũ lụt; xây dựng nhà máy xử lí nước thải nhằm thu gom và xử lí nước thải tỏng hệ thống gom nước thải dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; kiến nghị xây dựng thêm các khoảng không gian xanh đa chức năng và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, tăng cường hệ thống tài chính đô thị, và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố…

Đối với nhiều nhà đầu tư lần đầu đến với TP. HCM đều có chung cảm nhận: đây là một thành phố năng động, trẻ, hiện đại và đầy nhiệt huyết với một tầm nhìn và quyết tâm trở thành một thành phố hàng đầu không chỉ tại Việt Nam, một trong những nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất khu vực, mà tại cả khu vực Đông Á. Đặc biệt, có nhiều cơ hội để đầu tư.

Để đảm bảo cuộc sống người dân, chính quyền TP. HCM tập trung vào cải tạo đô thị, quản lí rủi ro lũ lụt, cải cách thể chế nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và mức độ bền vững.

Lý do để những người tham gia khảo sát đánh giá cao bởi TP. HCM có tiêu chí về việc làm và nghề nghiệp cao nhất. Theo họ, ở đây dễ kiếm được việc làm và có thu nhập ổn định; tiêu chí cân bằng sống, làm việc và triển vọng kinh tế của thành phố này cũng được đánh giá cao … TP. HCM được nhiều bạn trẻ chọn đến không phải du lịch, mà sống, làm việc, hoạt động công tác thiện nguyện hoặc tổng hợp tất cả các lý do trên.

Tổng Hợp