Trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì mà khiến phái đẹp nháo nhào tìm mua?

Có rất nhiều loại trà tốt cho sức khỏe như trà thảo dược, trà hoa, trà ngũ cốc. Nhưng thời gian gần đây, có một loại trà khiến phái đẹp xôn xao về những lợi ích dành cho sức khỏe. Đó chính là trà hoa ngũ cốc.

Trà hoa ngũ cốc, tên gọi đã giúp chúng ta hình dung được đây là sự kết hợp giữa hai loại trà được phái đẹp yêu thích gồm trà hoa và các loại ngũ cốc. Không chỉ có hương vị thơm ngon, loại trà này còn mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe.  

Trà hoa ngũ cốc là gì?

Trà hoa ngũ cốc được tạo thành từ việc phối trộn các loại hoa và ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Đây là một loại trà thảo mộc tổng hợp được những lợi ích tuyệt vời của cả trà hoa và trà ngũ cốc. Không chỉ là một thức uống thơm ngon, trà hoa và ngũ cốc còn mang đến nhiều lợi ích cho vóc dáng, làn da, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Để làm loại trà này, chúng ta có thể kết hợp các nguyên liệu gồm:

- Các loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe như đậu đen, gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh, mè đen. 

- Các loại trà hoa và thảo mộc như hoa cúc chi, nụ hoa hồng, cỏ ngọt, hoa hòe, hoa nhài.

- Các vị thuốc và dược liệu như táo đỏ, kỷ tử, lá sen.

Các nguyên liệu này cần được lựa chọn kỹ càng, kết hợp khéo léo để đảm bảo có hương vị hài hòa và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất.

Trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì - Ảnh 1.

Các thành phần thường gặp trong trà hoa ngũ cốc.

Trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì?

Đây là một loại trà thơm ngon, dễ uống, tốt cho sức khỏe mà nhiều người đang sử dụng. Có thể kể đến một số công dụng nổi bật của trà hoa kết hợp ngũ cốc như thanh nhiệt, giải độc, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tốt cho gan và thận. Nhiều người coi trà hoa kết hợp ngũ cốc như một loại nước detox tiện lợi, an toàn, lành mạnh. 

Khi sử dụng loại trà này thường xuyên, cơ thể không bị tích tụ độc tố nên có thể giảm mụn và nóng trong. Thành phần nguyên liệu để làm trà hoa kết hợp ngũ cốc cũng đều là các loại hoa và ngũ cốc tốt cho sức khỏe. 

Chúng cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe tổng thể. Một số nguyên liệu dùng để làm trà như trà hoa cúc có tính kháng viêm, hoa hồng giúp an thần, ngủ ngon, gạo lứt giúp ổn định đường huyết, lá sen giúp giảm mỡ gan.  

Nhờ đó, trà hoa ngũ cốc còn mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe khác như kích thích ăn ngon ngủ ngon, giảm căng thẳng mệt mỏi, hỗ trợ giảm cân. Trong trà hoa và ngũ cốc cũng chứa một hàm lượng chất xơ hòa tan nhất định. 

Loại trà này sẽ hỗ trợ chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, giúp phòng ngừa táo bón. Các thành phần chống oxy hóa trong trà có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.

Tùy từng thành phần nguyên liệu được sử dụng, trà hoa và ngũ cốc sẽ mang đến những lợi ích khác nhau cho người dùng.

Trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì - Ảnh 2.

Một bình trà hoa kết hợp ngũ cốc khởi đầu ngày mới.

Lưu ý khi sử dụng trà hoa ngũ cốc

Trà hoa kết hợp ngũ cốc gần như không có tác dụng phụ, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng. Liều dùng thích hợp nhất là khoảng 3 muỗng nguyên liệu mỗi ngày. Tùy khẩu vị muốn uống đặc hay uống loãng, bạn sẽ tăng hoặc giảm lượng nước cho phù hợp. Loại bình tốt nhất để pha loại trà này là bình sứ hoặc bình thủy tinh.

Bạn có thể ủ trà đến nước thứ 2 thậm chí nước thứ 3, nhưng tuyệt đối không lưu lại đến ngày hôm sau uống tiếp. Lúc này, trà thay đổi hương vị, giảm tác dụng thậm chí các thành phần trong trà bị biến đổi còn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ.

Nếu tự làm trà hoa và ngũ cốc, bạn nên chọn các nguyên liệu an toàn, đặc biệt là các loại hoa. Các loại hoa làm trà cần được trồng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không chọn lựa kỹ, mua nhầm loại hoa bị phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ là một mối nguy cho sức khỏe.

Trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì - Ảnh 3.

Uống trà hoa và ngũ cốc đúng cách để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Phái đẹp ưa chuộng các loại trà hoa ngũ cốc vì công dụng tuyệt vời với nhan sắc và sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, loại trà này có thể hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tuy nhiên đây không phải thuốc chữa bệnh. Nếu có bất cứ vấn đề về sức khỏe, bạn cần đến khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa bệnh phù hợp nhất.

(Tổng hợp)

TÚC