Hành trình đưa Cây gậy trắng về với người mù ở Bắc Ninh với dự tham gia của nhóm cán bộ của Bộ KHĐT đại diện 9 đơn vị, thế hệ F2 của Bộ và các bạn tình nguyện viên (trong đó có bạn tình nguyện viên người Hàn Quốc) trực tiếp đưa gậy trắng về với 149 người mù tại 3 huyện Tiên Du, Từ Sơn và Yên Phong.
Hình ảnh tại buổi lễ |
Dựa trên dữ liệu đăng ký nhận Cây gậy trắng với Bộ KHĐT, 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh (Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong) có 149 người mù đăng kí nhận gậy trắng vào đợt 11/01. Đoàn Bộ KHĐT gặp trực tiếp họ, ưu tiên trước hết tặng gậy cho những nhóm, cụm yếu thế nhất trong cộng đồng người mù và những người chưa có gậy.
Thời gian dành cho mỗi điểm đến là 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng. Vì, không chỉ tặng cây gậy trắng, mà còn đi kèm với với tập huấn sử dụng an toàn, phục vụ di chuyển hằng ngày. Đồng thời, tài liệu Tập huấn di chuyển an toàn với gậy dò đường cũng được gửi tặng kèm theo.
Tại đây, bản cam kết được Lãnh đạo Hội người mù các huyện điểm chỉ và trao lại cho Bộ KHĐT để thể hiện cam kết của Hội người mù mỗi địa phương.
Đại diện Trung tâm đào tạo chức năng cho người mù hướng dẫn, tập huấn sử dụng Cây Gậy Trắng cho hội viên |
Bản cam kết để mỗi hội người mù đăng ký nhận gậy cho hội viên có cam kết về trách nhiệm đào tạo và đảm bảo sử dụng gậy hàng ngày.
Bốn nội dung trong Bản cam kết là: Trao đúng người; Hướng dẫn sử dụng gậy an toàn và văn minh; Bảo đảm người được nhận sử dụng; Và phối hợp với Bộ KHĐT đánh giá hiệu quả.
Tỉnh Bắc Ninh có khoảng 1.150 người mù trong đó có 100 trẻ em và họ tiếp tục đăng kí nhận đợt sau.
Trong tháng 12 có 105 người mù ở khu vực Hà Nội đã nhận gậy và được hướng dẫn sử dụng. Hành trình Cây gậy trắng đã đến với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam vào ngày 28/12/2019 để từng bước lan toả ra cộng đồng.
* Để nhận gậy trắng từ Chương trình Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam, xin hãy đăng ký với Link
"Cây gậy trắng" và hành trình hỗ trợ người khiếm thị hòa nhập cộng đồng
Cây gậy trắng - biểu tượng của người khiếm thị thế giới, là công cụ thiết thân để người khiếm thị và người mù có thể tự đi lại an toàn.