Kích thích thần kinh thị giác giúp người khiếm thị nhìn thấy ánh sáng

Các nhà khoa học đang phát triển một công nghệ giúp phá vỡ nhãn cầu để truyền thông điệp trực tiếp đến não của những người khiếm thị.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Nature Biomedical Engineering, việc kích thích bên trong có thể là một giải pháp hiệu quả đối với các dây thần kinh giúp phục hồi chức năng cảm giác và vận động.

Các nhà nghiên cứu từ EPFL (Thụy Sĩ) và Scuola Superiore Sant’Anna (nước Ý) đã thực hiện nghiên cứu bằng cách kích thích dây thần kinh thị giác bằng điện cực nội tại, được gọi là OpticSELINE.

Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Công nghệ y sinh thiên nhiên. “Các nhà nghiên cứu tin rằng việc kích thích dây thầnh kinh thị giác bằng điện cực nội tại có thể là một giải pháp giá trị đối với một số thiết bị thần kinh để phục hồi chức năng cảm giác, vận động. Phương pháp này được đánh giá khả quan và mang lại một kết quả đầy hứa hẹn”, Silvestro Micera, Giáo sư về điện tử sinh học tại Scuola Superiore Sant’Anna giải thích.

Kích thích thần kinh thị giác giúp người khiếm thị nhìn thấy ánh sáng

Mù lòa ảnh hưởng đến khoảng 39 triệu người trên toàn cầu. Có rất nhiều yếu tố có thể gây mù lòa như di truyền, bong võng mạc, chấn thương, đột quỵ ở vỏ thị giác, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm nhiễm trùng. Một số người trong tình trạng “mù tạm thời” có thể được điều trị, can thiệp bằng các phương pháp y học. Nhưng làm thế nào để giúp được một người mù vĩnh viễn?

Ý tưởng được đưa ra là việc sản xuất phốt phát, giúp người mù cảm giác nhìn thấy ánh sáng dưới dạng hoa văn trắng, không phải ánh sáng trực tiếp. Hiện nay, để hỗ trợ người khiếm thị có thể nhìn thấy ánh sáng, các bác sĩ sử dụng công nghệ cấy ghép võng mạc, một thiết bị giả được cho là mang lại kết quả khả quan nhưng không được áp dụng phổ biến. Trong khoảng nửa triệu người trên toàn thế giới bị mù do viêm võng mạc sắc tố, một rối loạn di truyền, chỉ có vài trăm bệnh nhân đủ điều kiện cấy ghép võng mạc vì các lý do lâm sàng.

Cấy ghép não, kích thích trực tiếp vỏ não là một phương pháp điều trị nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Giải pháp nội tại mới này giảm thiểu được các ảnh hưởng liên quan đến dây thần kinh thị giác và đường dẫn đến não thường là còn nguyên vẹn.

Các nhà khoa học sử dụng một dãy điện cực gồm 12 điện cực trong việc chế tạo ra OpticSELINE. Họ đã truyền dòng điện cực đến dây thần kinh thị giác thông qua OpticSELINE và đo hoạt động của não trong vỏ não thị giác. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng mỗi điện cực kích thích sẽ tạo ra một mô hình kích hoạt vỏ não cụ thể và duy nhất, đồng thời kích thích nội tại dây thần kinh thị giác là có chọn lọc và cung cấp thông tin.

Với công nghệ điện cực hiện tại, một OpticSELINE của mỗi người có thể có tới 48-60 điện cực. Số lượng điện cực này khá khiêm tốn, không đủ để khôi phục thị lực hoàn toàn nhưng những tín hiệu này có thể giúp các trực quan của người khiếm thị, giúp họ chủ động hơn trong các hoạt động thường nhật.

(Nguồn: Thehealthside)

THÙY TRANG

theo Tin 24h