Trung Quốc: "Oẳn tù tì" phân cấp bậc

Giới chức địa phương Nội Mông (Trung Quốc) phát hiện, vụ án của quan tham này phát sinh vấn đề "thập loạn" tức 10 điều rối loạn gồm: Rối loạn thành lập công ty, rối loạn chức vụ, rối loạn tuyển dụng nhân sự, rối loạn ký thỏa thuận, rối loạn vay vốn, rối loạn lập tài khoản, rối loạn thể chế, rối loạn quản lý, rối loạn hệ thống, rối loạn quản lý giám sát.

Người vi phạm ở đây là Lý Kiến Bình (sinh năm 1960), nguyên Bí thư đảng ủy Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot.

Từ một giao dịch đơn giản như trao đổi quyền-tiền đến việc thành lập công ty để lừa đảo vốn nhà nước, Lý Kiến Bình đã thu về những lợi ích kinh tế khổng lồ, và số tiền liên quan đến vụ án lên tới hơn 3 tỷ NDT. Theo lời thú nhận của Lý, ngoài một phần tiền dùng để đánh bạc, phần lớn số tiền được y dùng để sưu tầm tranh và thư pháp nổi tiếng, ngọc cổ, đồ trang sức bằng vàng, đồng hồ thương hiệu, rượu nổi tiếng trong và ngoài nước. Hầm rượu của y, khi bị phát hiện, chứa hàng chục nghìn chai rượu thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng khác nhau.

Sau khi vụ án của Lý Kiến Bình bị lật tẩy, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật khu tự trị Nội Mông Lưu Ngọc Phàm đã tiến hành điều tra thực địa sâu trên cơ sở nghiên cứu toàn diện vụ việc và phân tích mấu chốt của vụ án.

Trong 7 năm, từ tháng 3/2011 đến tháng 9/2018, Lý Kiến giữ chức Bí thư đảng ủy Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot.

Trong thời gian đó, bắt đầu từ việc lợi dụng chức vụ để trục lợi giúp người khác cho đến hoàn toàn nắm quyền trong tay, số tiền Lý tham nhũng tăng dần từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn đến hàng triệu... thậm chí hàng tỷ nhân dân tệ.

Để né tránh giám sát, Lý đã đăng ký và thành lập một công ty dưới của ba cá nhân họ Vương, Ngao và Từ nhưng ông chủ thực sự là chính y.

Điều vô lý hơn nữa là Lý đã sử dụng phương pháp oẳn tù tì để phân chia cấp bậc trong cuộc bầu cử lãnh đạo sơ bộ. Theo đó, người thắng là Chủ tịch hội đồng quản trị, người về nhì là Tổng giám đốc và người còn lại là Giám sát trưởng.

Lý Kiến Bình tự ý thành lập hàng chục công ty lớn nhỏ, trong đó có cả các công ty lớn có trụ sở rõ ràng nhưng cũng có những công ty con lừa đảo cấp 1,2,3. Dưới sự trực tiếp chỉ đạo và lập kế hoạch của Lý, những công ty này đã mời gọi các dự án khiến một lượng lớn vốn nhà nước thường xuyên chảy công ty của Lý và bị biển thủ.

Với tư cách là lãnh đạo của Khu Phát triển Kinh tế, không chỉ coi các công ty cấp dưới là "túi tiền" và "máy rút tiền" của riêng mình, Lý còn đăng ký công ty dưới danh nghĩa của người khác và tự mình thao túng để đạt được mục đích tham ô tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

Nhật Hạ

( Tổng Hợp)