Trung Quốc tăng cường khai thác đất hiếm khi xe điện bùng nổ

Trung Quốc đã tăng hạn ngạch khai thác đất hiếm vào năm 2023 thêm 14%, lên 240.000 tấn trong bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất xe điện đang bùng nổ và tình hình địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng.

Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm khá lớn theo tiêu chuẩn thế giới - khoảng 36 triệu tấn, tức là 1/3 trữ lượng của thế giới. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh chính của Trung Quốc là việc thiết lập quy trình công nghệ tích hợp xử lý các quặng kim loại này.

Đất hiếm là nguyên liệu cần thiết để chế tạo các loại nam châm mạnh dùng cho các loại xe điện và nhiều ứng dụng khác như tên lửa và máy bay. Trung Quốc coi đất hiếm là một “nguyên liệu chiến lược” có thể tạo lợi thế trong ngoại giao quốc tế. 

Trong một nỗ lực khai thác hạn chế về nguồn cung trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng, Trung Quốc thông báo sẽ áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với các khoáng chất gallium và germanium vốn rất cần thiết trong sản xuất chip bán dẫn và bao gồm cả dysprosium được sử dụng trong các động cơ dẫn lái cho các dạng xe điện. 

Trung Quốc sản xuất 7 triệu phương tiện tiện ích sử dụng năng lượng mới vào năm 2022, nhiều nhất thế giới. Nước này nhắm mục tiêu tăng mục tiêu hơn nữa doanh số bán hàng trong nước và xuất khẩu, nâng cao nhu cầu về nguồn cung cấp đất ổn định.

Trung Quốc tăng cường khai thác đất hiếm khi xe điện bùng nổ - Ảnh 1.

Mỏ Bayan Obo ở Mông Cổ, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Các loại khoáng sản đất hiếm nhóm trung bình và nặng được coi là thiết yếu cho các sản phẩm công nghệ cao và vũ khí, được giữ nguyên ở mức dưới 20.000 tấn. Các nước như Mỹ và Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ đại lục.

Bên ngoài Trung Quốc, các khoản đầu tư vào Mỹ, Australia và Anh để khôi phục ngành sản xuất tập trung chủ yếu vào đất hiếm nhóm nhẹ. Tức là, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp đất hiếm nhóm nặng - một nguồn tài nguyên quý giá.

Khi căng thẳng với Mỹ gia tăng, sử dụng ưu thế trong công việc sản xuất những nguyên tố đó có thể mang lại cho Bắc Kinh quyền thương lượng đáng kể.

Dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho hay năm 2022, Trung Quốc chiếm 70% sản lượng khai thác đất hiếm trên thế giới. Các vị trí chiếm tỷ lệ lớn tiếp theo là Mỹ, Úc, Myanmar và Thái Lan. Về xử lý đất hiếm, theo một thống kê đến năm 2019, Trung Quốc chiếm 85% công suất xử lý quặng đất hiếm của thế giới thành vật liệu mà các nhà sản xuất có thể sử dụng.

(Nguồn: Nikkei Asia)

TÚC