Vietjet và Bamboo Airways khoe lãi Vietnam Airlines "Khoe" lỗ

Trong khi Bamboo và Vietjet báo lãi, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, lại ghi nhận doanh thu quý 4/2020 hơn 8.202 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ.

Cả năm 2020, Vietnam Airlines không đạt doanh thu 40.613 tỷ đồng, giảm 69%. Vietnam Airlines lỗ sau thuế hợp nhất 11.098 tỷ đồng và phần lỗ thuộc về cổ đông Công ty mẹ là 10.844 tỷ đồng. Do lỗ nặng, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines giảm còn 1/3, ghi nhận 6.141 tỷ đồng. Lỗ lũy kế gần 9.260 tỷ đồng.

Đầu năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết cho Vietnam Airlines vay vốn không quá 4.000 tỷ đồng có tài sản đảm bảo để phục vụ hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hãng hàng không được phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thay Chính phủ thực hiện mua cổ phần.

Theo SSI, lợi nhuận các hãng hàng không có khả năng phục hồi, nhưng có thể ở mức âm đối với tất cả các hãng hàng không vì các yếu tố tải và sản lượng dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2021.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho thấy quý IV/2020 Công ty CP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đạt lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ là 274 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 995 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm 2020, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 70 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính của Vietjet cũng cho thấy, cơ cấu doanh thu phụ trợ đạt gần 50% cho thấy hãng đã tăng cường các dịch vụ phụ trợ để bù đắp doanh thu vé máy bay. Vietjet có tổng tài sản 47.036 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.326 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu rất thấp, chỉ 0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,2 lần, mức tốt trong ngành hàng không thế giới.

Lợi nhuận mà hãng hàng không Vietjet có được không phải là nguồn thu chính từ vận tải hành khách, bởi năm 2020, Vietjet đã chuyển đổi cấu hình một số tàu bay từ vận tải hành khách thành vận tải hàng hóa, áp dụng phương thức khai thác mới để tăng cường năng lực vận tải hàng hoá cho đội bay.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có lợi nhuận trong năm 2020.

Đại diện Bamboo Airways chia sẻ, với bối cảnh chung tích cực nhờ vào chính sách phòng chống dịch COVID-19 quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, trong năm 2020 Bamboo Airways đã chủ động sáng tạo, kịp thời triển khai đồng bộ giải pháp nỗ lực vượt khó.\

Bamboo Airways cho biết, năm 2020, hãng đã vận chuyển hơn 4 triệu lượt hành khách, tăng 40% về số lượng chuyến bay và sản lượng khách so với năm 2019.

Giải thích về con số lạc quan đáng ngạc nhiên này, đại diện Bamboo Airways cho biết, đối phó với Covid-19, hãng đã kịp thời tái hoạch định mạng đường bay theo hướng tập trung khai thác thị trường nội địa, mở các đường bay đến những điểm đến tiềm năng, đặc biệt là đường bay ngách và các đường bay có thể kết hợp với hệ sinh thái của FLC.

Cụ thể, ông Đặng Tất Thắng cho biết lợi nhuận trước thuế của Bamboo Airways trong năm 2019 ước đạt 303 tỷ đồng. Trong khi chỉ mới 8 tháng trước đó, Bộ Tài chính thông tin Bamboo Airways lỗ 329 tỷ đồng sau 3 tháng cất cánh.

Theo thông tin năm 2020, Bamboo Airways đạt lợi nhuận trước thuế ước khoảng hơn 400 tỷ đồng, tăng gần 34% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục nằm trong nhóm ít ỏi các hãng hàng không trên thế giới có lợi nhuận năm qua.

Bamboo Airways từng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán khi vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng, nhưng vẫn để ngỏ cho đến nay.

Thị trường nội địa nhiều khả năng sẽ vẫn là thị trường trọng tâm của các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2021, do các chuyến bay quốc tế chỉ có thể được hoạt động từ nửa cuối năm 2021.

Nhật Hạ

( Tổng Hợp)