'Vượt mặt' Samsung, Huawei trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý II

Báo cáo mới của Canalys cho thấy, Huawei đã lần đầu tiên trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý II/2020. Trong đó, phần lớn doanh số đến từ Trung Quốc do hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty chịu ảnh hưởng do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Theo Reuters dẫn số liệu từ các nhà nghiên cứu, cụ thể trong quý II vừa qua Huawei đã giao 55,8 triệu thiết bị trong quý vừa rồi, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Samsung của Hàn Quốc chỉ xuất xưởng 53,7 triệu chiếc smartphone, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, sự gián đoạn do lây lan của đại dịch COVID-19 tại các thị trường trọng điểm như Brazil, Hoa Kỳ và Châu Âu, báo cáo của Canalys nhận định

Đây là lần đầu tiên Huawei giành được vị trí đứng đầu trong quý và vốn là tham vọng mà công ty này đã đặt ra trong nhiều năm.

Các lô hàng ở nước ngoài của Huawei đã giảm 27% trong quý II so với năm trước, nhưng công ty này đã gia tăng tại thị trường Trung Quốc, nơi đã phục hồi trở lại từ đợt dịch COVID-19 vừa qua. Huawei đã bán được hơn 70% smartphone tại Trung Quốc.

Theo CNBC, tại châu Âu, khu vực trọng điểm của Huawei, thị phần điện thoại thông minh của công ty đã giảm mạnh xuống 16% trong quý II so với 22% trong cùng kỳ năm 2019, theo Counterpoint Research. Đây là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 3 ở châu Âu sau Samsung và Apple , cho thấy vị thế toàn cầu của Huawei trong quý II được xây dựng dựa trên nỗ lực mở rộng thị phần tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhờ số lượng dân cư đông đúc của Trung Quốc, các công ty công nghệ có lợi thế chiếm thị phần lớn trên toàn cầu.

Người dân đeo khẩu trang tại cửa hàng của Huawei, khi họ chính thức khai trương tại Thượng Hải sau dịch COVID-19. Ảnh: Reuters.
Người dân đeo khẩu trang tại cửa hàng của Huawei, khi họ chính thức khai trương tại Thượng Hải sau dịch COVID-19. Ảnh: Reuters.

Theo người phát ngôn của Huawei, "doanh nghiệp của chúng tôi đã chứng minh khả năng phục hồi đặc biệt trong những thời điểm khó khăn này. Trong bối cảnh thời kỳ suy thoái và thách thức kinh tế toàn cầu chưa từng có, chúng tôi tiếp tục phát triển và vươn xa hơn trong thời gian tới."

Tuy nhiên, theo nhận định từ chuyên gia phân tích của Canal Mo Jia tại Canalys cho biết. "Các đối tác chính ở những khu vực quan trọng như châu Âu đang ngày càng nâng cao cảnh giác với thiết bị của Huawei. Họ sử dụng ít mẫu sản phẩm hơn và thường tìm đến những thương hiệu khác để giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa, chỉ có tiềm lực của Trung Quốc sẽ không đủ để duy trì vị trí dẫn đầu của Huawei khi nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi."

Năm ngoái, Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, động thái trên diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với an ninh nếu quốc gia này mua thiết bị viễn thông của đối thủ nước ngoài.

Đồng nghĩa với việc Huawei không thể sử dụng các dịch vụ của Google trên các thiết bị hàng đầu mới nhất của mình.

'Vượt mặt' Samsung, Huawei trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý II

Ở Trung Quốc, nơi các dịch vụ của Google như Gmail hoặc công cụ tìm kiếm của Google bị chặn một cách hiệu quả, đó không phải là vấn đề lớn vì người tiêu dùng Trung Quốc không quen sử dụng các sản phẩm đó. Tuy nhiên, tại các thị trường quốc tế, không có Google là một điều đáng tiếc với Huawei.

Đó là một lý do tại sao các đối thủ của Huawei, vẫn có thể sử dụng Android trên thiết bị của họ, đã tăng thị phần. Ví dụ, tại châu Âu, công ty Trung Quốc Xiaomi đã tăng  ​​thị phần của mình tăng từ 6% trong quý II/2019 lên 13% trong cùng kỳ năm nay, theo Counterpoint Research.

Huawei đã buộc phải ra mắt hệ điều hành của riêng mình có tên HarmonyOS vào năm 2019. Nhưng các nhà phân tích trước đây đã nghi ngờ về sự thành công của hệ điều hành này trên thị trường quốc tế vì thực tế là nó thiếu các ứng dụng chính từ App Store. 

Trong năm nay, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc phải đối mặt với áp lực hơn nữa từ Washington. Một quy tắc mới được đưa ra vào tháng 5 yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải có giấy phép trước khi có thể bán chất bán dẫn cho Huawei.

Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng mua chip của Huawei cho điện thoại thông minh của mình trong thời gian tới. Trong khi Huawei thiết kế bộ vi xử lý của riêng mình, chúng được sản xuất bởi TSMC có thể bị ảnh hưởng bởi quy tắc này.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương