Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Những cái đẹp bình dị, tốt lành vẫn tồn tại bên cạnh chúng ta, một cách hiển nhiên đến mức chúng ta dường như quên mất sự tồn tại của nó.

Trong xã hội hiện nay, không ít lần chúng ta nghe thấy nhiều người thốt lên rằng sao giờ người tốt hiếm hoi thế, sao toàn những việc xấu xa mà ít việc tốt thế! Dường như nhìn cuộc sống xung quanh chỉ thấy một màu xám u buồn, nhiều đắng cay, chua chát.

Nhưng sự thật có phải như vậy?

Nếu chịu khó quan sát cuộc sống xung quanh, chúng ta thấy vẫn còn biết bao vẻ đẹp, niềm vui đang tồn tại. Những cái đẹp bình dị, những cái tốt lành vẫn tồn tại bên cạnh chúng ta, một cách hiển nhiên đến mức chúng ta dường như quên mất sự tồn tại của nó.

Cho dù cuộc sống có nhiều nỗi buồn đến đâu thì vẫn còn đó bao nhiêu đẹp đẽ, bao nhiêu niềm tin vào cuộc sống đang tồn tại, như câu thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ: "Nếu cuộc đời toàn chuyện xấu xa/ Tại sao cây táo lại nở hoa/ Tại sao rãnh nước trong veo đến thế?".

Nữ sinh Đại học Ngoại thương tuyên chiến với ung thư và danh hiệu “Hoa khôi truyền cảm hứng

Tối 15/12/2019, đêm chung kết cuộc thi “Duyên dáng Ngoại thương - Beauty & Charm 2019", nữ sinh Đặng Trần Thủy Tiên, sinh năm 2000, đã chạm đến trái tim của rất nhiều người khi tự tin trình diễn với mái đầu không một sợi tóc trên sân khấu ở phần thi trang phục dạ hội bởi đang nỗ lực điều trị căn bệnh ung thư vú.

Thủy Tiên với trang phục dạ hội trong đêm chung kết
Thủy Tiên với trang phục dạ hội trong đêm chung kết "Beauty & Charm 2019".

Đang ở độ tuổi đẹp nhất, cô sinh viên Đại học Ngoại thương quê Hải Phòng đang ở độ tuổi đẹp nhất với tương lại rộng mở thì mọi thứ như sụp đổ khi phát hiện mang trong người căn bệnh ung thư.

Lúc cầm kết quả sinh thiết ung thư vú ở giai đoạn A2, Thủy Tiên và gia đình gia đình cảm thấy đất trời như sụp đổ, cảm giác như một án tử treo trước mắt.

Với hy vọng mong manh rằng kết quả có sự nhầm lẫn, Thủy Tiên đi khám lại tại Bệnh viện K và nhận được kết quả đúng như lần khám trước. Lúc này, cô thật sự tuyệt vọng, cảm thấy mọi thứ đã khép lại ở tuổi 19.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Sau những giây phút hoang mang và tuyệt vọng, được gia đình, bạn bè động viên Thủy Tiên dần xốc lại tinh thần, quyết định tuyên chiến với căn bệnh ung thư, quyết không đầu hàng trước căn bệnh vốn coi như đứng trước cửa tử.

Trải qua ca phẫu thuật cắt nửa ngực trái vào ngày 1/7/2019, sau 20 ngày khi vết mổ ổn định, Thủy Tiên bước vào đợt hóa trị đầu tiên. Cô xin bảo lưu kết quả học tập, cắt đi mái tóc dài để không phải nhìn những sợi tóc rụng xuống sau mỗi đợt điều trị.

Thủy Tiên được các bác sĩ cho biết, cần hóa trị một năm và yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị, vì vậy Thủy Tiên cần mạnh mẽ, cứng cỏi.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Mặc dù đã chuẩn bị trước tâm lý, nhưng những đợt hóa trị đối với Tiên thật khủng khiếp. Lần nào cô cũng nôn thốc nôn tháo, móng tay móng chân đen, da sạm, bạch cầu thấp, thiếu máu.

Ban đầu, Thủy Tiên cảm thấy rất khó chịu với những đợt hóa trị nhưng rồi cô dần lấy lại tinh thần. Cô bắt đầu dậy sớm tập thể dục, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Khi trường Đại học Ngoại thương tổ chức cuôc thi “Beauty & Charm” với chủ đề “She is the difference” (tạm dịch: Cô ấy là điều khác biệt), được sự động viên của gia đình, bạn bè, thầy cô Thủy Tiên đã đăng ký dự thi. Dù suốt cuộc thi, Thủy Tiên liên tục ra vào bệnh viện để truyền hóa chất nhưng cô vẫn mạnh mẽ và tự tin thể hiện các phần thi của mình.

Đêm chung kết, tại phần thi dạ hội, Thủy Tiên trở nên nổi bật với mái đầu không một sợi tóc, tự tin sải bước trên sân khấu và đã giành Giải “Hoa khôi truyền cảm hứng”.

Thủy Tiên cho biết, “Em cảm thấy ung thư không còn đáng sợ nữa, mà thứ đáng sợ nhất chính là việc bản thân mình coi nó là dấu chấm hết” và “muốn truyền cảm hứng cho các bạn có ngoại hình khác biệt và ai đang bị ung thư có thêm dũng cảm chiến đấu với bệnh tật. Nếu không thể đi xa hơn, Thủy Tiên chỉ coi đó là một điều không may mắn nữa, nhưng vẫn tự hào vì công sức đã bỏ ra”.

Câu chuyện của Thủy Tiên và cách cô đối diện với bệnh tật thật sự đã truyền cảm hứng đến mọi người, không chỉ giúp những bệnh nhân ung thư có thêm niềm tin, nghị lực chiến đấu với bệnh tật mà nó còn giúp mỗi người trong chúng ta sống đẹp, sống ý nghĩa hơn.

Bé Bình An và câu chuyện người mẹ ung thư từ chối điều trị để sinh con

Năm 2019, câu chuyện về chị Nguyễn Thị Liên phát hiện ung thư ở giai đoạn cuối khi thai kỳ mới được 4 tháng đã từ chối điều trị để sinh con đã gây xúc động cho hàng triệu bạn đọc.

Sinh năm 1991, chị Nguyễn Thị Liên, hiện trú tại thôn Quan Lang, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Hai vợ chồng chị đã có một con gái gần 2 tuổi thì chị mang thai lần thứ hai và cuối năm 2018. Khi thai nhi được 4 tháng, các bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư vú giai đoạn cuối và đã di căn sang nhiều cơ quan khác.

Để điều trị căn bệnh này chị Liên cần chấm dứt thai kỳ để tập trung cứu mẹ. Sau những giờ phút suy nghĩ, chị quyết định không điều trị để giữ lại con. Điều chị mong muốn nhất là có đủ sức cầm cự đến lúc con đủ lớn để chào đời.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Dù rất đau và mệt suốt thai kỳ, thậm chí chỉ có thể ngồi vì khối u di căn vào phổi, chị không thể thở khi nằm xuống, chị vẫn gắng gượng để con có thể lớn lên từng ngày.

Khi thai nhi được 31 tuần tuổi, sức khỏe chị Liên quá yếu, không thể tiếp tục cầm cự được nữa, bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai nhi. Môt ca mổ hy hữu khi bệnh nhân trong tư thế nửa nằm nửa ngồi đã thành công. Bé trai Đỗ Bình An chào đời ngày 22/5/2019 với cân nặng 1,5kg sau những ngày tháng chống chọi với căn bệnh ung thư của mẹ.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Sau gần 8 tháng chào đời, cậu bé Bình An đã biết ngồi và nhú những chiếc răng đầu tiên. Giờ đây chị Liên đang tích cực điều trị căn bệnh ung thư và cậu con trai bé bỏng chính là nguồn động viên to lớn để có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật.

Câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng và dung cảm chiến đấu với bênh tật của chị Liên đã tiếp thêm hy vọng, nghị lực và niềm tin cho bệnh nhân ung thư đấu tranh giành lấy sự sống của mình.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Cụ Đỗ Thị Mơ quyết tâm xin được thoát nghèo

Cuối tháng 9/2019, mạng xã hội lan truyền một clip về một bà cụ với mái tóc bạc trắng lên Ủy ban nhân dân xã để xin đưa mình ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Cộng đồng mạng rất quan tâm đến clip này và tốc độ chia sẻ đến chóng mặt với sự ngưỡng mộ bà cụ này.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Cụ bà trong clip là cụ Đỗ Thị Mơ, trú tại thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm nay đã 84 tuổi. Dù chồng mất sớm nhưng một mình cụ vẫn tảo tần nuôi 10 khôn lớn.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Năm 2018, cụ đạp xe lên Ủy ban nhân dân xã để xin chính quyền cho mình được thoát khỏi danh sách hộ nghèo nhưng chưa được giải quyết.

Năm 2019, cụ tiếp tục đạp xe lên Ủy ban nhân dân xã đề đạt nguyện vọng của mình và một người đã quay lại cảnh bà cụ trình bày với chính quyền xã.

Cụ bà cho biết, mình xin ra khỏi danh sách nghèo vì giờ đã không còn nghèo và có thể giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn. “Tôi thoát nghèo là để làm gương cho một số trường hợp chưa xứng đáng được hưởng chế độ hộ nghèo tại xã noi theo”, cụ nói.

Cụ cho biết, ngoài 2 người con đã mất, còn lại đều đã ổn định cuộc sống nhưng cụ vẫn ở riêng và chưa phải cậy nhờ đến người con nào vì đang tự lo cho mình được bằng công việc bán rau ngoài chợ hàng ngày. Câu chuyện của cụ đã khiến không ít người cảm phục và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tặng bằng khen.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Cô bé Nguyễn Nguyệt Linh và “Lễ Khai giảng không bóng bay”

Tháng 7/2019, cô bé Nguyễn Nguyệt Linh, khi đó chuẩn bị bước vào lớp 6 trường Marie Curie, Hà Nội, đã mạnh dạn viết thư gửi đến 40 trường học trên địa bàn Hà Nội về việc không thả bóng bay trong ngày lễ khai giảng.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

“Sau những thông tin con tìm thấy được thì bóng bay được làm từ nylon tức là từ nhựa và khi thả bóng bay lên thì các chú chim hoặc các động vật khác nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói.

Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và các loài sinh vật biển khác được biết là đã bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy-băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn tới cái chết ạ.

Vậy nên bây giờ con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số bóng bay, có được không ạ?”.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Bức thư của Nguyệt Linh ngay lập tức được chia sẻ lên mạng xã hội, rất nhiều người, từ các thầy cô, nhà trường, nhà hoạt động môi trường và các cá nhân khác đều cùng bày tỏ sự quan tâm và chung quan điểm trước các vấn nạn về môi trường.

“Bức thư của em những ngày qua đã truyền cảm hứng và “đánh thức” người lớn nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa từ việc thả bóng bay - một việc thường được làm trong mỗi dịp khai giảng nhưng ít ai nghĩ về tác hại của nó” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa khen ngợi hành động của em Nguyệt Linh.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

 Từ bức thư của cô bé, rất nhiều trường học thay đổi tư duy tổ chức lễ khai giảng, bỏ truyền thống thả bóng bay cùng những ước mơ mà thay bằng những hoạt động khác thiết thực và bảo vệ môi trường hơn. Nguyệt Linh tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường và là thành viên rất tích cực. Cô bé từng làm video kêu gọi giảm dùng nhựa sử dụng một lần.

Vì Quyết Chiến - cậu bé 13 tuổi một mình đạp xe từ Sơn La xuống Hà Nội thăm em

Cuối tháng 3 năm 2019, cậu bé người Thái 13 tuổi Vì Quyết Chiến đã gây xôn xao cộng đồng mạng khi một mình đạp xe từ Vân Hồ, Sơn La xuống thăm em đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.

Em Chiến - cậu bé Vì Văn Lực sinh non và trước khi chuyển xuống Hà Nội chữa trị đang đứng giữa lằn ranh sinh - tử.

Tình cờ nghe được câu chuyện về bệnh tình của em và vì nhớ em nên ngày 25/3/2019, Chiến đã lấy chiếc xe đạp vẫn đi học hằng ngày tìm đường xuống Hà Nội thăm em dù lúc đó không biết Hà Nội ở đâu.

Đạp xe đến Hòa Bình, với chặng đường trên 100km, mệt và đói cậu bé bị ngất và may mắn được một tài xế xe tải cho ăn và đưa về Hà Nội giao cho gia đình.

Lúc gặp bố mẹ, cậu bé im lặng không nói một lời nào, chỉ sau khi về lại nhà Chiến mới bật khóc với ông nội: “Cháu sợ Lực mất nên muốn xuống Hà Nội. Cháu không biết Hà Nội ở đâu, nhưng nhớ em quá, chưa bao giờ 2 anh em được nhìn mặt nhau. Cháu đói, nhưng nghĩ đến em là no, kiểu no trong tâm trí. Lúc đó cháu chỉ nghĩ đến em, ngoài ra không nghĩ gì hết”.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Khi báo chí đăng tải câu chuyện này đã có không ít ý kiến trái chiều, bởi nhiều người cho rằng hành động của cậu bé là dại dột và báo chí đưa tin là góp phần cổ vũ cho trẻ em làm những điều nguy hiểm.

Tất nhiên, hành động giấu bố mẹ, ông bà một mình vượt quãng đường xa xôi khi không biết nơi đó ở đâu là một việc làm không nên cổ vũ. Nhưng khi ấy, Chiến chỉ nghĩ và hành động bằng tình thương yêu ruột thịt.

Chuyến hành trình của Chiến không có tính toán suy nghĩ mà là sự thôi thúc từ con tim. Việc làm của Chiến xuất phát từ tình anh em, ruột rà và nó truyền đến mọi người thông điệp từ trái tim những điều đẹp đẽ, yêu thương vẫn luôn tồn tại trong xã hội này.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Khang A Tủa - hành trình từ vùng cao Mù Cang Chải đến Đại học Fulbright

Từ mảnh đất Mù Cang Chải xa xôi, chàng trai người H’Mông Khang A Tủa đã vượt qua bao thử thách để bước chân vào cánh cửa Đại học Fulbright.

Khang A Tủa đã viết nên một câu chuyện cổ tích đẹp đẽ bằng chính những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình. Nhà nghèo, ruộng nương ít, giống như bao bạn bè cùng trang lứa, Khang A Tủa năm lần bảy lượt bỏ học “vì học cái chữ khó quá”, nhưng bố cậu - một người đàn ông người H’Mông mù chữ quyết tâm cho con đi học bằng được.

Từ động viên, khích lệ đến đe nẹt, ông bố ấy đã đưa con đến với trường học. “Con phải đến trường thôi, vì con không thể thất học như bố được” - bố cậu nói. Ông bố người Mông đích thân dẫn con đến lớp, vừa đi vừa thì thầm, thủ thỉ: “Bố thích đi học lắm mà không được nên bố hứa sinh các con ra sẽ không bao giờ để các con thất học”.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Năm 2013, Tủa trở thành thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông đúng lúc bố bị tai nạn mất sức lao động. Một lần nữa Tủa muốn dừng việc học nhưng bố đã động viên và Tủa đăng ký thi vào Đại học Bách khoa.

Thế nhưng, sau 1 năm học, Tủa nhận ra rằng đó không phải là ngôi trường mà cậu muốn, không phải là niềm mơ ước thực sự của cậu và cậu nói với bố muốn thôi học: “Con bỏ học ở đây vì con thấy ở đây không có cái mà con muốn học. Nhưng không có nghĩa là con sẽ bỏ học vĩnh viễn. Con sẽ học ở ngoài đời, ở những công việc xã hội mà con làm và một ngày nào đó chọn một ngôi trường mà con thích học”.

Điều Tủa không ngờ nhất là bố không hề ngăn cản, trái lại, đồng ý với quyết định của con.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Sau khi rời giảng đường đại học, Khang A Tủa cùng những cô bạn, cậu bạn người Mông thành lập dự án “action for Hmong’s Development - Hành động vì sự phát triển của người H’Mông”.

Tủa vừa tranh thủ đi làm thêm ở các nhà hàng, quán ăn để kiếm sống; vừa dành thời gian đi khắp các vùng núi cao của người Mông để đi sưu tầm lại các câu chuyện cổ tích của người Mông tập hợp lại thành một bộ sách bằng cả tiếng Mông và tiếng Kinh, rồi gửi đến các trường học vùng cao, hy vọng các thầy cô giáo vùng cao sẽ dùng chính những câu chuyện đó để dạy trẻ con người Mông; Tủa làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận như ISEE  trong những dự án mà cậu cảm thấy có thể giúp ích cho cộng đồng mình.

Tình cờ một nhà tuyển trạch của Đại học Fulbright Việt Nam gặp Tủa trong một dự án xã hội như thế và khuyến khích Tủa nộp đơn vào Đại học Fulbright Việt Nam. Lúc nộp đơn, vốn tiếng Anh của Tủa vô cùng tệ, cậu phải dùng đến google dịch toàn bộ.

Vòng phỏng vấn, nhận ra cậu là một viên ngọc thô có thể mài giũa, Đại học Fulbright đã lựa chọn hồ sơ của cậu. Khang A Tủa tiếp tục con đường chinh phục tri thức ở Đại học Fulbright, dù khoảng cách với những người bạn cùng học là 5 tuổi.

Tương lai phía trước với Tủa vẫn còn nhiều khó khăn và mông lung, nhưng với những gì đã Tủa đã làm, chắc chắn chàng trai người Mông ấy sẽ kiến tạo nên một tương lai cho mình và rất có thể là cho cả mảnh đất nơi cậu sinh ra và lớn lên nữa.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Ông Bùi Công Hiệp - người đàn ông có trái tim thiên thần

Nhiều người vô cùng thắc mắc khi ông Bùi Công Hiệp ngụ ở đường số 1, phường Long Trường, quận 9, TP Hồ Chí Minh bỏ cả trăm tỉ đồng để xây mái nhà chung cho những đứa trẻ mồ côi.

Từ khi còn là người lính, ông đã mơ ước xây một ngôi nhà để nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa khi ông chứng kiến những đứa trẻ bơ vơ, mất cha mất mẹ bởi chiến tranh. Khi nghỉ hưu, ông bắt đầu thực hiện ước mơ từ thời trẻ của mình.

Ban đầu ông nhận nuôi 1 - 2 đứa trẻ rồi cứ thế số “con” trong gia đình ông tăng dần lên, đến nay đã tới gần trăm đứa trẻ.

Vợ ông, bà Phạm Hoàng Lan, mới đầu cũng không đồng tình với việc làm của chồng, bởi muốn ông được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, nhưng rồi trước quyết tâm của chồng bà cũng xắn tay vào phụ.

Xưởng cơ khí là nguồn thu để ông có tiền chăm lo, nuôi nấng bầy con cả trăm đứa. Có giai đoạn kinh tế khó khăn, làm ăn kém, ông đã bàn với vợ bán bớt căn nhà để lo cho tụi nhỏ.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Ở mái ấm Thiên Thần của ông, những đứa trẻ không chỉ được nuôi nấng, dạy chữ mà còn được dạy cả những kỹ năng mềm và với ông quan trọng nhất là dạy yêu thương. Ông bảo: “Điều quan trọng nhất trong việc giáo dục một đứa trẻ đó là dạy trẻ cách yêu thương. Nếu chúng ta chỉ dạy con trẻ kiến thức, mà không dạy biết yêu thương thì xem như chưa dạy”.

Mới đây nhất, ông đã hiến 2.500m2 đất của gia đình để xây dựng ngôi nhà chung cho các bé. Mảnh đất ông hiến đứng tên tất cả những người con được ông nuôi dưỡng, để sau này, “các con” ông dù có thế nào cũng luôn được trở về nhà mình.

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...
Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, và cây táo vẫn nở hoa...

Phạm Ngọc (T/H)

Quang Hải lại trở thành cảm hứng bất tận cho tranh chế

Quang Hải lại trở thành cảm hứng bất tận cho tranh chế

Màn trình diễn của Quang Hải lại là nguồn cảm hứng vô tận cho các bức "tranh chế" hài hước