Gốm Nhật Bản Kutani nhận biết thật giả ra sao?

Ghi nhớ những thông tin này để khi bạn cầm trên tay một chiếc đồ sứ Kutani thì chắc chắn bạn sẽ đoán biết được đó là đồ thật hay giả

Đồ gốm Kutani – loại đồ gốm của Nhật có hình dáng và màu sắc rất bắt mắt. Bạn có thể bắt gặp một nhà khảo cổ đi tìm một chiếc đĩa sứ gốm. Họ sẽ rất tỉ mi khi quan sát những vật có giá trị như vậy, và bạn, bạn cũng có thể phát hiện sơ qua một đồ gốm Kutani thật được làm từ nghệ nhân của Nhật Bản qua những thông tin sau.

Đồ gốm sứ Kutani phát triển qua hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất gọi là Ko-Kutani (Kutani cổ); thời kỳ thứ hai gọi là Shin-Kutani (Kutani mới).

Trong thời kỳ thứ nhất (từ 1650 đến 1690), đồ gốm sứ Ko-Kutani phát triển và nổi tiếng khắp Nhật Bản, Ko-Kutani đã đạt được vinh quang nhờ sự nỗ lực của một lãnh chúa phong kiến tên là Goto Saijiro.

Đĩa gốm phong cách Kutani độc đáo của Nhật.
Đĩa gốm phong cách Kutani độc đáo của Nhật.

Xương sứ Ko-Kutani chưa được tinh lọc tốt vì vậy có màu trắng đục và nhuốm màu đất sét. Trong thời kỳ đầu, xương đất lẫn nhiều tạp chất. Nguyên nhân là do sự yếu kém về kỹ thuật và do chất lượng của loại đất sét dùng làm nguyên liệu hơn nữa không như dòng gốm sứ Bát Tràng, gốm Kutani lại đun ở nhiệt độ rất thấp. Tuy nhiên, chất lượng xương sứ được cải tiến dần theo thời gian.

Nhận biết đồ gốm Kutani qua những dấu hiệu bên ngoài

Về màu sắc

Màu lam trên dòng đồ này hơi ngả về màu đen còn màu đỏ thì hơi nhuốm đên chứ không đỏ tươi như đồ Kakiemon và không bóng. Các màu khác cũng có tình trạng “đậm đà” hơn. Trong khi đồ Ko-Kutani mang tông màu tối và lạnh thì tông màu sáng lại là đặc trưng của dòng Kakiemon . Đây là đặc điểm dễ nhận diện nhất khi muốn so sánh các dòng gốm màu này của Nhật Bản.

Về kiểu dáng

Đồ Ko-Kutani có những kiểu bình có hình thù kỳ dị, đây là kết quả khi nung đốt ở nhiệt thấp. Mặc dù vậy điều này lại tạo nên sự thích thú đối với sản phẩm này đối với người khách hàng và giúp cho việc hình thành kiểu thị hiếu mộc mạc đối với những người đam mê đồ gốm sứ Ko-Kutani.

Về họa tiết

Trên đồ gốm sứ Kutani, những đường viền được vẽ bởi những nét lớn, mạnh mẽ và không đều nhau. Thường viền quanh những chi tiết trang tríi màu đen, hoặc bởi những mảng màu sắc tương phản so với chi tiết chính.

Các nhà khảo cứu Nhật Bản đã nhận diện trang trí trên đồ gốm sứ Ko-Kutani có các nhóm phong cách sau: phong cách Trung Hoa (ảnh hưởng trang trí của thời Minh), phong cách Kano, phong cách Yamato, phong cách Imari (là những phong cách riêng của gốm sứ Nhật)…

Đồ Shin-Kutani thời kỳ Bunka và Bunsei (1804 – 1929)

Vào thời kỳ Bunsei, các phong tục tập quán trong xã hội Nhật Bản, mọi tầng lớp trong xã hội đều liên quan đến phái nữ trong xã hội, tuân thủ và phục tùng nữ giới. Nguyên do đây là thời kỳ của chủ nghĩa hưởng lạc bởi người Nhật đã hưởng thụ hòa bình trong suốt 200 năm. Dòng sản phẩm mới của đồ sứ Kutani cũng bị cuốn vào trào lưu này, do vậy, đã mất dần đi những nét đẹp vốn có và sự trang trọng của đồ gốm sứ Ko-Kutani cổ xưa. Những đường viền trên đồ gốm sứ kém chi tiết hơn, màu sắc không rõ ràng và xám xịt, xương thì nhẹ, bố cục chi tiết trang trí trên sản phẩm thì tầm thường. Tuy vậy, với vẻ bề ngoài mềm mại, thanh nhã đồ Shin-Kutani trong thời kỳ này cũng phù hợp với thị hiếu hiện thời của người Nhật.

Đồ Shin-Kutani thời kỳ Tempo (1830 – 1843)

Vào thời gian này, văn học lãng mạn Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn đến thị hiếu của người Nhật, đến mức có những người Nhật đã dùng cách phát âm của người Trung Hoa trong tên gọi của mình. Những người thợ làm đồ Kutani cũng chịu tác động này. Họ sản xuất theo phong cách của đồ Trung Hoa. Những người thợ này đã lựa chọn từ các cuốn sách của Trung Hoa để làm mẫu cho những đồ án hay chi tiết trang trí trên những chiếc đĩa, bình gốm sứ. Màu đỏ và vàng được thể hiện trên trên một nền màu lòng đỏ trứng gà và không sáng, được cho là rất hiệu quả. Xương sứ cũng đã đạt đến mức khá trong nhờ sự nóng chảy một phần của nguyên liệu.

Đĩa sứ Kutani trang trí hoa cỏ.
Đĩa sứ Kutani trang trí hoa cỏ.

Từ sau cuộc cải cách Minh Trị cho đến ngày nay, những người làm chế tác đồ sứ Kutani liên tục thí nghiệm và cải tiến sản phẩm của mình. Họ ứng dụng các kỹ thuật của châu Âu để làm ra những món đồ sứ gia dụng, phân phối khắp Nhật Bản và xuất khẩu đến các vùng khác trên thế giới. Điều này đã làm nên tên tuổi, sự nổi tiếng của đồ sứ Kutani.

Tuy nhiên, cũng vì vậy mà những đặc trưng truyền thống của dòng đồ Ko-Kutani đã hoàn toàn biến mất. Điều đáng tiếc là người ta đã không giới thiệu với khách hàng nghệ thuật tuyệt vời của dòng đồ Ko-Kutani mà chỉ đưa đến cho họ một diện mạo khác hẳn của dòng gốm sứ cổ nổi danh một thuở này.

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương