Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể lên đến 40 triệu người vì COVID-19

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 có nguy cơ tạo ra một "thế hệ phong tỏa" gồm những người trẻ buộc phải chơi trò "đuổi bắt" trên thị trường lao động trong ít nhất 10 năm tới, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Châu Mỹ sẽ gánh chịu tổn thất lớn về tình trạng việc làm, ước tính khoảng 305 triệu người mất việc làm từ tháng 4 đến tháng 6 do đại dịch COVID-19 gây ra. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết vào ngày 27/5.

Báo cáo của ILO đã ước tính trong quý II - tính cả thời gian làm việc do với cơ sở là thời điểm trước dịch, vẫn không thay đổi so với mức dự báo đưa ra một tháng trước. Phát biểu với báo giới, Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết Mỹ đã chuyển từ vị trí bị ảnh hưởng ít nhất trong quý I xét về thị trường lao động, lên vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất trong quý II với số giờ làm việc giảm 13,1%. Tình trạng này là do Mỹ đã trở thành tâm dịch mới.

Tổng giám đốc ILO Guy Ryder. Ảnh: ILO
Tổng giám đốc ILO Guy Ryder. Ảnh: ILO

Ông Ryder cũng bày tỏ "đặc biệt lo ngại" về tình trạng thanh niên bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng này, cảnh báo rằng sẽ xuất hiện một "thế hệ bị phong tỏa". Ông nói: "Giới trẻ sẽ bị bỏ lại đằng sau, và với số lượng đông đảo. Nguy hiểm ở chỗ cú sốc ban đầu với giới trẻ này sẽ kéo dài một thập kỷ hoặc lâu hơn. Nó sẽ ảnh hưởng đến quỹ đạo (việc làm) ... trong suốt cuộc đời làm việc của họ."

ILO cho biết, kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, đã có hơn 1/6 số người từ 24 tuổi đang có việc làm ổn đinh đã rơi vào cảnh thất nghiệp, Tổ chức này cũng nhấn mạnh tỷ lệ thất ng hiệpđặc biệt ở Mỹ và Brazil.

"Điều đáng lo ngại là thị trường lao động Mỹ vẫn "khó khăn" trong khi các quốc gia khác nới lỏng lệnh phong tỏa đã bắt đầu thấy từng bước phục hồi," Giám đốc Ban Chính sách việc làm của ILO Sangheon Lee cho biết.

Ở Brazil, có "lý do chính đáng để quan tâm cả về quỹ đạo của đại dịch và khả năng đưa ra các biện pháp (nơi làm việc) phù hợp để phản ứng với nó", Tổng giám đốc ILO Guy Ryder nói.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể lên đến 40 triệu người vì COVID-19

Lo ngại tình trạng mất việc làm do dịch COVID-19 tại Mỹ

Theo CNN,  Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ do COVID-19 có thể tồi tệ hơn nhiều so với dữ liệu chính thức, vì có hàng triệu người Mỹ khác không thể nộp đơn xin bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp .

Ngày càng có nhiều người Mỹ tìm kiếm viện trợ tài chính trong bối cảnh các công ty sa thải hàng loạt nhân viên do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong tuần trước, theo ước tính, Mỹ đã có thêm 2,43 triệu người Mỹ mất việc. Số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 21/5 đã nâng tổng số người thất nghiệp tại Mỹ kể từ giữa tháng 3 vừa qua lên tới 38,6 triệu người.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trung bình trong 4 tuần qua đã tăng lên hơn 3 triệu đơn, trong khi số người thực sự nhận được trợ cấp - thường thấp hơn khi những người nộp đơn phải mất thời gian chờ phê duyệt, chỉ hơn 25 triệu người tính tới ngày 9/5.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu dường như đã qua đỉnh vào cuối tháng 3, và số liệu mới nhất trên giảm 249.000 đơn so với con số gần 2,7 triệu đơn được ghi nhận trong tuần kết thúc vào ngày 9/5 vừa qua.

Giám đốc Chính sách thị trường lao động thuộc Trung tâm Tăng trưởng công bằng Kate Bahn cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đang có xu hướng giảm, song vẫn ở mức cao.
Mặc dù số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống kể từ cuối tháng 3, thời điểm mà số đơn lên tới 7 triệu trong 1 tuần, nhưng những con số trên vẫn cho thấy mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của đại dịch COVID-19 đối với người lao động Mỹ nói riêng và nền kinh tế lớn nhất thế giới nói chung.

Theo cuộc thăm dò công bố ngày 14/5, hơn 1/3 số lao động Mỹ đã mất việc làm hoặc bị giảm giờ làm do dịch COVID-19 sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các hóa đơn hàng tháng của mình và gần một nửa không có khoản tiền dự trữ 400 USD cho trường hợp khẩn cấp.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể lên đến 40 triệu người vì COVID-19

40 triệu người Mỹ có thể thất nghiệp vì COVID-19

Ngày 27/4, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sau nhiều tuần nền kinh tế bị đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, triển vọng phục hồi của Mỹ vẫn "rất không chắc chắn" và các doanh nghiệp trên toàn quốc đang bi quan về khả năng nhanh chóng quay trở lại hoạt động bình thường như trước đây.

Khảo sát kinh doanh Sách Be (Beige Book) dựa trên báo cáo của 12 ngân hàng khu vực thuộc Fed cho thấy hoạt động kinh tế của nước này tiếp tục giảm mạnh trong những tuần gần đây ở tất cả các khu vực. Điều này thể hiện ở doanh số bán ô tô giảm mạnh và nhiều người thuê nhà không có khả năng chi trả tiền thuê.

Khảo sát cho biết mặc dù nhiều người bày tỏ hy vọng hoạt động về tổng thể sẽ tăng tốc khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại. Tuy nhiên, triển vọng vẫn không chắc chắn và hầu hết đều bi quan về tốc độ phục hồi của kinh tế Mỹ.

Theo kết quả khảo sát, sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 đã khiến số lượng việc làm do 12 ngân hàng chi nhánh tổng hợp đều suy giảm nghiêm trọng. Số liệu của chính phủ cho biết số người mất việc làm kể từ giữa tháng Ba đang lên gần tới 40 triệu người, mặc dù một số ngân hàng khu vực của Fed báo cáo rằng hầu hết việc sa thải chỉ là sự xem xét tạm thời.

Các doanh nghiệp cũng trích dẫn một danh sách những thách thức trong việc đưa nhân viên trở lại làm việc, bao gồm các mối lo ngại về sức khỏe của người lao động và sự hạn chế trong việc chăm sóc trẻ em.

Cuộc khảo sát cũng cho biết nhu cầu đối với Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP) của chính phủ nhằm giúp các công ty "hạn chế hoặc tránh" việc sa thải là khá mạnh mẽ.

Trước đó, với các số liệu kinh tế được công bố gần đây về tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp... giới phân tích cho rằng nền kinh tế số một thế giới đang đối mặt với những khó khăn lớn và không thể phục hồi nhanh chóng, thậm chí sẽ mất nhiều tháng để đẩy lùi được tình trạng suy giảm.

NGỌC CHÂU (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương