Bác sĩ Italy tình nguyện tham gia cuộc chiến chống dịch Covid-19

Chưa biết cuộc chiến này sẽ còn kéo dài bao lâu nhưng những bác sĩ tình nguyện ở Italy vẫn sẵn sàng đi bất cứ đâu để cứu chữa cho bệnh nhân.

Francesca Tamburelli, một cô gái Italy sinh sống ở Đức ngay sau khi nghe tin quê nhà phong tỏa đã lập tức trở về nhà. Ngay sau khi trở về, cô bắt đầu làm việc tại một bệnh viện ở Cremona, một thành phố nằm ở tâm dịch với số ca nhiễm virus Covid-19 lên đến hơn 500 người. 

Mặc dù tốt nghiệp trường y từ năm ngoái nhưng cô chỉ đi làm tình nguyện ở Tanzania (một quốc gia Đông Phi), đây mới là lúc cô trở thành một bác sĩ thực thụ. Tamburelli đã hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ và tham gia vào cuộc chiến đầy cam go này, khi mà nước Ý đã có số ca nhiễm bệnh đứng gần như cao nhất thế giới, nhân viên y tế thiếu hụt nghiêm trọng, các bệnh viện quá tải. 

Bác sĩ Italy tình nguyện tham gia cuộc chiến chống dịch Covid-19

Không chỉ bệnh, tại các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề, bệnh viện được chuyển thành trung tâm điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Các bác sĩ ở tất cả các chuyên ngành đều đảm nhận điều trị Covid-19. 

Tamburelli được chỉ định vào khoa phổi, sau 4 ngày cô chuyển sang khoa thần kinh nơi có ít bệnh nhân nguy kịch hơn. Cô cho biết, cô học được nhiều điều, và không chỉ cô, những người có kinh nghiệm 20 năm cũng đang phải học nhiều thứ bởi tất cả đều là trải nghiệm lần đầu tiên. 

"Cấu trúc phân cấp của bệnh viện đã thay đổi đột ngột. Bây giờ, các bác sĩ chuyên về phổi và gây mê đứng đầu", cô nói.

Đã có hơn 6.500 bác sĩ bị nhiễm bệnh ở Italy, điều này cho thấy bất kỳ ai cũng có nguy cơ lây nhiễm thế nhưng với Tamburelli đây là điều cần làm và gia đình cũng ủng hộ cô. 

Hiện Tamburelli ở cùng khách sạn với một người bạn đại học quê ở Sicilia - Ornella Calderone, cô gái này cũng có bằng sinh học và y học, cách đây 1 tuần đang ôn thi vào ngành bác sĩ phẫu thuật. Hai giờ sau khi nộp đơn xin tham gia chống dịch tại những bệnh viện bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cô được gọi đi làm.

Calderone cho biết: "Tôi nhận ra ngay rằng cuộc sống của mình sắp thay đổi". Những ngày đầu vào bệnh viện cô học để tìm kiểm thông tin và cập nhật phương pháp điều trị Covid-19, những điều mà cô chưa từng thực hành, ví dụ như lọc máu. Giờ đây, cô đang làm ở khoa phổi, khoa có số bệnh nhân nguy kịch nhất. 

"Tôi không thể nói mình sẵn sàng làm việc ngay lập tức, nhưng từ khi đến Cremona, chưa có giây phút nào tôi nghĩ mình đang ở nhầm chỗ", nữ bác sĩ khẳng định.

Chính phủ Italy cho phép các bệnh viện ký hợp đồng với các bác sĩ mới ra trường, đồng thời kêu gọi thành lập 300 tình nguyện viên. Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới cũng cung cấp hỗ trợ cho các bệnh viện ở những khu vực cần thiết nhất. Nhiều quốc gia đã gửi tiếp viện cho Italy.

Samin Sedghi Zadeh, 29 tuổi, người đã làm việc tại khoa phổi ở Cremona trong 3 tuần qua cho biết: "Tình cảnh này giống như chiến tranh, có các chiến hào và anh hùng. Nhưng tôi không thích sự so sánh này. Chiến tranh là thứ chúng ta tự mang lại, còn đây là một trường hợp khẩn cấp mà tất cả chúng ta đang cố thoát ra cùng nhau".

Samin Sedghi Zadeh có người cha mẹ là người Iran nhưng anh sinh ra ở Italy, anh đã có bằng y khoa và khi dịch bệnh xảy ra, anh được thuê làm tại một công ty thương mại điện tử. Anh cho biết mình sẵn sàng tham gia giúp hệ thống y tế công cộng chống dịch.

Sedghi Zadeh, Tamburelli và Calderone chỉ được ký hợp đồng một tháng nhưng họ nghĩ sẽ còn gia hạn hơn, họ sẵn sàng đi bất cứ nơi nào đang cần họ.

Sedghi Zadeh nói: "Kinh nghiệm chúng tôi đang tích lũy có thể hữu ích ở những nơi khác tại Italy hoặc trên thế giới. Tôi không nghĩ bất kỳ ai trong chúng tôi sẽ rút lui. Khi bạn là bác sĩ, bạn không phải là bác sĩ người Italy, người Pháp hay người Hy Lạp. Bạn là một bác sĩ và bạn sẽ đi đến bất cứ nơi đâu đang cần bạn".

Tuy nhiên, không phải ai cũng như Ornella Calderone hay Francesca Tamburelli hay Sedghi Zade, vẫn có những người khá chần chừ trong việc quyết định có tham gia chống dịch hay không. 

Paolo Rubiolo, 26 tuổi, vừa hoàn thành chương trình học tại Đại học Turin tuần trước cho biết: "Tôi thấy mình chưa sẵn sàng làm việc tại bệnh viện. Tôi nghĩ mình sẽ hữu ích hơn khi giúp cung cấp các dịch vụ đã bị gián đoạn do tình trạng khẩn cấp, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc chăm sóc y tế cho người cao tuổi có vấn đề khác ngoài virus này".

Thanh Mai

COVID-19 thổi bay 500.000 triệu phú Mỹ và 500 người giàu nhất thế giới

COVID-19 thổi bay 500.000 triệu phú Mỹ và 500 người giàu nhất thế giới

Mỹ đã mất 500.000 triệu phú kể từ khi bắt đầu bùng phát virus corona, Ngoài ra, tính từ đầu năm đến nay, tổng tài sản của 500 người giàu nhất