"Bill Gates bỏ học mà vẫn thành tỷ phú, tại sao con phải học?"

Dù từng bỏ học và đã trở thành một trong những người thành công nhất thế giới, Bill Gates vẫn đánh giá cao vai trò của tấm bằng đại học.

Bill Gates là một doanh nhân, nhà từ thiện, tác giả nổi tiếng người Mỹ, chủ tịch, đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Microsoft. Ông từng bỏ học Harvard và cùng người bạn Paul Allen thành lập nên Microsoft vào năm 1975.

Ông là hình mẫu của những người theo chủ nghĩa hoài nghi giáo dục. Họ cho rằng, nếu các tỷ phú không cần bằng đại học thì điều này với học cũng không cần thiết.

Bill Gates.
Bill Gates.

Thế nhưng với Bill Gates, dù có sự nghiệp thành công ông vẫn quan niệm: "Một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành công". 

Nhà văn nổi tiếng Đài Loan (Trung Quốc) Long Ứng Đài từng đưa ra luận điểm liên quan đến vấn đề này trong cuốn Dear Andre được nhiều bậc phụ huynh tán thành: "Mẹ yêu cầu con chăm chỉ học hành không phải vì muốn con so sánh điểm số với người khác mà vì mong tương lai con được quyền lựa chọn, lựa chọn công việc có ý nghĩa với thời gian, thay vì bị ép buộc. Khi công việc của con có ý nghĩa trong trái tim, con có cảm giác hoàn thành. Khi công việc mang lại cho con thời gian và không lấy đi cuộc sống của con, con có phẩm giá. Cảm giác hoàn thành và phẩm giá mang lại cho con hạnh phúc".

Khi con trai của đặt câu hỏi về việc tại sao cậu bé phải học khi mà đến tỷ phú Bill Gates bỏ học vẫn thành công, bà đã lý giải rằng việc học là để có được nhiều sự lựa chọn hơn cho con đường sau này.

"Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận. Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc", nhà văn nói.

Andre - con trai lớn của bà đã được nhận vào Khoa Kinh tế của Đại học Hồng Kông, sau này đã trở thành Giám đốc điều hành của một ngân hàng ở Vương quốc Anh. 

Cùng câu hỏi "Con không muốn đi học nữa, học để làm gì?", một người bố nông dân đã giải đáp cho con mình như sau: "Một cái cây nhỏ được nuôi trong một năm, khi đốn xuống, nó chỉ có thể làm hàng rào hoặc củi đốt. Nếu được nuôi trong 10 năm thì có thể làm xà gồ. Nhưng nếu cái cây đó được nuôi trong 20 năm thì thật tuyệt, nó có thể được làm mọi thứ, từ vật dụng gia đình cho đến các đồ nội thất cao cấp khác.

Giống như con, nếu con tốt nghiệp tiểu học và ở nông thôn, con có thể làm nông dân. Nếu con ở thành phố con có thể đi làm bảo vệ, thợ xây hoặc đi bán hàng rong khắp phố. Nếu con tốt nghiệp trung học cơ sở, con có thể biết làm một số thao tác về cơ khí. Nếu con tốt nghiệp trung học phổ thông, con có thể biết sửa chữa cơ khí. Nếu con tốt nghiệp đại học, con có thể thiết kế cầu đường và các tòa nhà. Nếu con tốt nghiệp thạc sĩ, con có thể phát minh ra những thứ mà chúng ta chưa có".

Thanh Mai

Nhìn lại SEA Games 31 sau lời 'giã bạn'

Nhìn lại SEA Games 31 sau lời "giã bạn"

Diễn ra trong bối cảnh đại dịch kéo dài, công tác chuẩn bị gấp rút nhưng Việt Nam đã nỗ lực để có một kỳ đại hội thành công.