Và để cho “đủ bộ”, Bashar al-Assad (Syria) và Benjamin Netanyahu (Israel) có lẽ sẽ là những cái tên phù hợp khác. Nói một cách đơn giản, cố Tổng thống Thomas Jefferson và George Washington không “cùng chí hướng” với những ý tưởng của Trump, ngoại trừ lập trường “Nước Mỹ trước tiên”.
Người ta có thể tìm thấy không ít người cùng chia sẻ tư tưởng với Trump ở nhiều quốc gia khác: Jair Bolsonaro ở Brazil, Narendra Modi ở Ấn, Rodrigo Duterte tại Philippines, Daniel Ortega ở Nicaragua, Viktor Orban tại Hungary, và còn nữa.
Tất nhiên, Vladimir Putin và Tập Cận Bình nổi bật hơn cả so với những nhà lãnh đạo độc tài trên thế giới bởi danh sách dài những chính sách độc tài và sự quyết đoán trong những nỗ lực thâu tóm quyền lực. So với đó, Trump có thể chỉ được xem như một “người mới”, thậm chí có thể còn chẳng tại vị được lâu nữa.
Donald Trump cũng mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo trọn đời như Putin và Tập Cận Bình, điều ông từng không ít lần đem ra “đùa cợt”. |
Nhà lãnh đạo trọn đời Putin
Cuối tháng 6 vừa qua, nước Nga đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về các sửa đổi Hiến pháp mà Tổng thống Putin công bối hồi đầu năm nay. Tổng cộng có hơn 200 đề xuất sửa đổi và không ai có thể hình dung rằng giới chức kéo dài thời gian bỏ phiếu tới cả một tuần. Tất nhiên, chính quyền Nga không hề muốn thúc đẩy những cuộc thảo luận trên cả nước về công tác quản trị.
Quốc hội Nga đã thông qua các sửa đổi và Putin đơn giản chỉ là muốn các cử tri Nga tán thành những điều chỉnh theo hướng dân tộc chủ nghĩa và bảo thủ mà ông muốn đem đến cho quốc gia này. Thay vì bỏ phiếu về từng sửa đổi, người dân Nga chỉ có thể đồng tình hoặc không với toàn bộ các đề xuất.
Một số sửa đổi đáng chú ý là về hôn nhân, về niềm tin vào Chúa, những quy định liên quan tới quỹ hưu trí, và rằng Hiến pháp Nga có vị thế cao hơn luật pháp quốc tế. Ai có thể bỏ phiếu phản đối Chúa hay những người đã về hưu?
Tuy nhiên, điểm “sáng” nhất trong các sửa đổi là quy định cho phép Putin có thể tái tranh cử thêm 2 nhiệm kỳ khác sau khi mãn nhiệm, nghĩa là ông hoàn toàn có thể cầm quyền tới tận năm 84 tuổi - một khoảng thời gian đủ để “đưa nước Nga vĩ đại trở lại”, hoặc “biến nước Nga trở thành Putin”.
Tổng thống Nga không tham vọng thao túng thế giới, ông có những dự định khu vực của riêng mình. Tất nhiên, những dự định ấy đã đưa Nga đến xung đột với Mỹ tại Ukraine, Syria, trong cả lĩnh vực không gian, và tất nhiên, không thể không nhắc đến những mâu thuẫn trường kỳ ở Afghanistan.
Biết được sự nhạy cảm của tổng thống và dư luận Mỹ về sinh mạng của các binh sỹ Mỹ tại nước ngoài, Putin không thể không đẩy tình hình ở Afghanistan tới trước nhiều rủi ro hơn và buộc Mỹ phải tính đến chuyện rút quân.
Từng bước đánh bật Mỹ khỏi cán cân chiến lược -giảm sự hiện diện của liên minh hai bờ Đại Tây Dương, thu hẹp quân số Mỹ ở Trung Quốc, “khích lệ” Washington rời bỏ nhiều tổ chức quốc tế - là cách để Nga linh hoạt hơn trong việc củng cố quyền lực trong không gian Á-Âu.
Putin có thể cầm quyền nước Nga đến năm 84 tuổi. |
Trên thực tế, thái độ ngưỡng mộ của Trump với Putin và cách tiếp cận đối đầu của Mỹ đối với Nga lại chính là sự “đối chiếu ngược” với những chính sách mà Washington cần xây dựng trong quan hệ với Moska.
Mỹ cần xác định những mối quan tâm chung với Nga về vũ khí hạt nhân, khí hậu, các lệnh ngừng bắn khu vực, khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran - và cùng lúc đó duy trì lập trừng cứng rắn để chỉ trích Nga vì vi phạm những nguyên tắc quốc tế.
Tham vọng của Tập Cận Bình
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đảm bảo khả năng “lãnh đạo trọn đời” và vì vậy ông không cần phải dựa vào một cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở về giai đoạn được cai trị bằng quyền lực tập trung như thời Mao Trạch Đông.
Cuối tháng 6/2020, trong khi Putin bận rộn đảm bảo tương lai của mình thì Tập Cận Bình đang mạnh mẽ thúc đẩy mục tiêu bảo vệ tương lai của Trung Quốc như một thực thể toàn vẹn và thống nhất về chính trị, với lựa chọn tại Hong Kong.
Giống như Putin, Tập Cận Bình gắn mình với chủ nghĩa dân tộc bảo thủ, một lựa chọn được đông đảo người dân đón nhận. Khác với Putin, Tập Cận Bình không cần phải lo ngại về tỷ lệ ủng hộ hay các cuộc bầu cử định kỳ.
Ông cũng lãnh đạo một nền kinh tế lớn hơn, với dự trữ ngoại tệ quy mô hơn và sở hữu nhiều hơn những công cụ để thúc đẩy chủ nghĩa quốc tế phi tự do nhằm thế chỗ những gì mà Mỹ đã gầy dựng suốt nhiều thập kỷ qua.
Không có bất kỳ lựa chọn hay đối thủ chính trị nào tại Trung Quốc có thể thách thức Tập Cận Bình cũng như lý tưởng hợp nhất chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa dân tộc mà ông theo đuổi. Trump hành xử với Trung Quốc cùng cách ông xử lý mối quan hệ với nước Nga và Putin.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đảm bảo khả năng “lãnh đạo trọn đời” của mình. |
Và một lần nữa, điều mà nước Mỹ cần làm hợp tác cùng Trung Quốc trong những lĩnh vực hai bên giao thoa về quan điểm, song song với đó là việc phản đối mạnh mẽ những hành vi xâm phạm nhân quyền. Tất nhiên, điều này sẽ khó xảy ra với nhà lãnh đạo như hiện nay tại Nhà Trắng.
Mảnh ghép cuối của “bộ ba” độc tài
Donald Trump cũng mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo trọn đời như Putin và Tập Cận Bình, điều ông từng không ít lần đem ra “đùa cợt”. Trump thường xuyên tấn công những trụ cột tiêu biểu của xã hội dân chủ - báo chí tự do, tòa án độc lập và xã hội giám sát, trong khi lại thúc đẩy những chính sách văn hóa mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa bảo thủ.
Không hề có bất kỳ “cuộc cách mạng văn hóa” cánh tả nào đang càn quét nước Mỹ như Trump đang lớn tiếng chỉ trích. Chính Trump mới là người muốn kích động một cuộc cách mạng văn hóa với người ta gia là những đám đông đầy kích động vốn tôn sùng ngọn cờ miền Nam thời nội chiến, ủng hộ sự thượng đẳng của người da trắng và một vị tổng thống có tư tưởng phát xít, người xứng đáng được tạc tượng vào “Núi Rushmore của những nhà độc tài toàn cầu”.
(Nguồn: TTXVN/eurasiareview)