Bộ Y tế nói gì về việc phải ký cam kết nếu không tiêm vaccine Covid-19?

Theo đại diện của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong 3 tháng tới, chương trình tiêm chủng sẽ tập trung vào đối tượng đủ điều kiện tiêm mũi 3, 4.

Theo Bộ Y tế, đến 26/6, cả nước tiêm được 44,4 triệu liều mũi 3, đạt tỷ lệ 66%. 10 ngày gần đây, tiến độ tiêm mũi 3 cho người lớn tăng 2,1 lần so với 10 ngày đầu tháng 6. Đến 26/6, có 3,4 triệu người đã được tiêm mũi nhắc lần thứ 4. 10 ngày gần đây, tiến độ tiêm mũi 4 cho người lớn cũng tăng 2,9 lần so với ngày đầu tháng 6. Tuần qua, gần 345.000 trẻ em 12-17 tuổi tiêm nhắc mũi 3 an toàn.

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - khẳng định quan trọng nhất giai đoạn này là việc người dân tiêm nhắc mũi 3, 4.

"Người dân nên tiêm mũi nhắc lại để có miễn dịch bền vững. Chính quyền địa phương giúp cho ngành y tế rà soát đối tượng nào chưa tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại, nhắc người dân đến điểm tiêm chủng", bà Hồng nhấn mạnh.

Bộ Y tế nói gì về việc phải ký cam kết nếu không tiêm vaccine Covid-19?

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết tiêm vaccine phòng Covid-19 là một yêu cầu phòng, chống dịch. Mục đích của yêu cầu trên là cam kết giữa 2 bên trong việc thực hiện trách nhiệm của mình. Việc ký cam kết nêu rõ trách nhiệm giữa các bên là cần thiết, đặc biệt là giữa chính quyền và người dân để rõ hơn các hoạt động của mình.

Đối với một vấn đề được quan tâm như vaccine, việc ký cam kết nhằm nâng cao trách nhiệm của hai bên trong thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch.

Ký cam kết này để chính quyền, người dân hiểu rõ hơn về các biến thể mới và hiệu quả vaccine cũng như ứng phó biến thể mới.

Theo đại diện của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong 3 tháng tới, chương trình tiêm chủng sẽ tập trung vào đối tượng đủ điều kiện tiêm mũi 3, 4.

"Mũi tiêm cơ bản cũng như mắc Covid-19 miễn dịch tạo ra không bền vững như các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, rubella hay bệnh có vaccine truyền thống. Vì thế, tiêm nhắc lại bảo đảm tăng cường nồng độ kháng thể chống lại Covid-19 rất quan trọng. Những người đã mắc Covid-19 sau 3-4 tháng cần tiêm nhắc lại cần tiêm để có miễn dịch bền vững", bà Hồng nói.

Bà Hồng cũng cho biết hiện Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng đã và đang thực hiện kịp thời việc phân bổ vaccine cho tất cả tuyến. Với lô vaccine có hạn ngày 30/6, viện đã thực hiện phân bổ từ giữa tháng 5. Hiện y tế cơ sở rất nỗ lực để vận động, truyền thông người dân đến tiêm, thậm chí có địa phương triển khai tiêm 24/7.

Theo bà Hồng, do chưa có thống kê một cách đầy đủ về số lượng đối tượng cần tiêm mũi 3, 4, nên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng mở rộng phân bổ vaccine Covid-19 căn cứ số đối tượng cần phải tiêm chủng vào thời gian tới đây.

Bộ Y tế cũng đã có văn thông báo kết luận của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên với nội dung thống nhất quan điểm truyền thông là tiêm vaccine phòng chống dịch; địa phương nào không tiêm, người dân nào không tiêm để xảy ra dịch phải chịu trách nhiệm. Người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết.

Trước đó, bà Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết việc tiêm chủng mũi nhắc lại là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi đất nước dần dần từng bước khôi phục lại các sinh hoạt xã hội, sản xuất. Việc này sẽ giúp tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ bởi những liều tiêm cơ bản trước đây sau một thời gian sẽ dẫn đến kháng thể giảm dần.

Tiêm liều nhắc lại đúng lịch giúp tăng cường khả năng bảo vệ hơn, hạn chế tình trạng chuyển nặng với từng cá nhân. Khi từng cá nhân được bảo vệ thì cộng đồng được bảo vệ.

Ở một số đất nước trên thế giới sau khi dịch đã được kiểm soát nhưng sau đó vẫn có thể bùng phát trở lại, do đó tiêm nhắc đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp ta kiểm soát tốt hơn dịch COVID-19.

Lịch tiêm mũi nhắc vaccine COVID-19 cụ thể: Liều nhắc lần 1 (mũi 3), ít nhất 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản; Liều nhắc lần 2 (mũi 4), ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lần 1 (mũi 3); Đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3, trì hoãn tiêm chủng 3 tháng kể từ ngày mắc COVID-19.

Trong thời gian qua, vắc-xin phòng COVID-19 đã cho thấy hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người trong việc giảm khả năng bệnh nặng, tránh nhập viện, thậm chí là ngăn ngừa tử vong do COVID-19, đặc biệt ở những người đã tiêm mũi nhắc lại. 

Theo tổng hợp từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 7 nghiên cứu về hiệu quả mũi 4 vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, 6 nghiên cứu từ Israel và 1 nghiên cứu từ Canada. Tất cả đều được tiến hành trong thời gian mà Omicron là biến thể lưu hành phổ biến trên toàn cầu.Dù các nghiên cứu khác nhau về thiết kế và dân số được điều tra nhưng hầu hết đều đánh giá mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 là có hiệu quả.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) khuyến nghị tiêm nhắc mũi 4 vắc xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna COVID-19 ít nhất 4 tháng sau lần tiêm nhắc lại đầu tiên cho các đối tượng gồm người lớn từ 50 tuổi trở lên; Những người từ 12 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch vừa phải hoặc nghiêm trọng.

Theo đó, ngày 9/5/2022, Bộ Y tế cũng đã có văn bản số 2357/BYT-DP chỉ đạo về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) như sau:

-Đối tượng tiêm: Người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.

-Vắc xin sử dụng: Vắc xin mRNA (của hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất), vắc xin do Astra Zeneca sản xuất, vắc xin cùng loại với mũi 3.

- Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3.

- Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: Hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19.

Theo Bộ Y tế, vắc xin phòng COVID-19 chính là chìa khóa quan trọng nhất trong phòng, chống dịch và là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. Do đó, mỗi chúng ta hãy tiêm vắc xin theo hướng dẫn của ngành y tế.

Gần đây, TP.HCM và một số địa phương yêu cầu người dân không đồng ý tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3, 4 phải ký cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh. Ngoài việc này, các địa phương phải báo cáo số lượng người dân không đồng ý tiêm về sở y tế ngay sau khi đợt cao điểm kết thúc.

Thanh Mai