Kể từ đầu năm tới nay, thị trường bất động sản đang gặp nhiều thách thức. Theo đó, nền kinh tế vẫn chịu tác động tiêu cực của Covid-19. Bối cảnh lình xình của thị trường bất động sản hiện nay khiến không ít nhà đầu tư lo ngại...
Thị trường bất động sản đối mặt với khó khăn mới đặt ra bởi chính sách và định hướng lớn liên quan đến pháp luật đất đai, tín dụng bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp cũng như áp lực lạm phát, lãi suất ngân hàng. Giao dịch bất động sản có xu hướng chững lại trong khi nguồn cung mới hạn chế do vướng mắc pháp lý của nhiều dự án vẫn chưa được tháo gỡ.
Bối cảnh lình xình của thị trường bất động sản hiện nay khiến không ít nhà đầu tư lo ngại liệu có diễn ra tình trạng tương tự như giai đoạn khủng hoảng 2008-2010.
Trong giai đoạn 2008 – 2009, tín dụng cho bất động sản lên tới 40%, thậm chí có ngân hàng lên tới 50%. Đây là mức đáng báo động. Trong khi đó, hiện tại, tín dụng cho khu vực bất động sản chỉ ở 16% và đang được kiểm soát tốt. Trong giai đoạn 2008-2009, các sản phẩm đều tăng giá một cách khó hiểu và không giải thích được tại sao.
Mặc dù phân khúc nhà ở trong nước đang chứng kiến nguồn cầu lớn và động lực tăng trưởng mạnh mẽ đến từ tốc độ đô thị hóa nhanh với tỷ lệ dân số vâng nhưng thị trường bất động sản Việt Nam đang phải "gánh" những khó khăn nhất định.
Tổng giám đốc Savills Việt Nam Neil MacGregor đã đưa ra nhận xét trên và dẫn chứng các khó khăn lớn của thị trường chính là thủ tục pháp lý, quỹ đất và nguồn vốn đầu tư dẫn đến tình trạng lệch pha cung cầu.
Hiện nguồn cung dự án mới vẫn rất hạn chế. Đơn cử như ở đô thị lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều vấn đề tồn tại đang khiến thị trường lệch pha và cần giải pháp thiết thực để "thoát khỏi" tình trạng này.
Báo cáo thị trường quý 1 của Savills cho thấy thị trường căn hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2.150 căn mở bán. Với dân số hơn 10 triệu người, nguồn cung đó không đủ nên khi mở bán dễ dàng được hấp thụ hết. Giá bất động sản dự báo sẽ tăng cho đến khi nguồn cung được cải thiện.
Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn thời gian qua sự phát triển của lĩnh vực BĐS cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường BĐS còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; việc phát triển các dự án BĐS ở một số địa phương không theo quy hoạch và kế hoạch, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường; trình tự thủ tục đầu tư còn được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, qua nhiều bước nên thời gian thực hiện thủ tục đầu tư bị kéo dài.
Trong khi đó, nguồn cung BĐS ngày càng giảm. 6 tháng đầu năm chỉ có khoảng 12.000 nhà ở thương mại được hoàn thành. Tính riêng Quý I chỉ có thêm 39 dự án nhà ở thương mại mới được chấp thuận đầu tư. 56 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai.
Nguồn cung thấp dẫn đến giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5 –7%. Giá nhà ở riêng lẻ trong dự án cũng tăng trung bình 15-20%. Giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020.
Một nguyên nhân khác cũng tác động không tốt đến thị trường BĐS là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trong 6 tháng đầu năm 2022 tiến độ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt 25,68% kế hoạch năm.
Tổng Hợp