Các chuyên gia kêu gọi mọi người nên tiêu thụ khoảng 100g đậu, hạt mỗi ngày

Các chuyên gia kêu gọi người Việt cân đối khẩu phần ăn hằng ngày, nên tiêu thụ khoảng 100g đậu, hạt mỗi ngày.

Thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học quốc tế về "Dinh dưỡng thực vật và Giải pháp sức khỏe của thế kỷ 21" được Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức tại TP.HCM  mới đây.

Việc thiếu kiến thức và giải pháp hiệu quả về chế độ dinh dưỡng lành mạnh đang dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân đẩy tỉ lệ gia tăng các bệnh mạn tính không lây trở thành báo động đỏ ở cả Việt Nam và thế giới.

Các chuyên gia kêu gọi mọi người nên tiêu thụ khoảng 100g đậu, hạt mỗi ngày

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, người dân nên sử dụng cân đối đạm thực vật và đạm động vật trong khẩu phần ăn hằng ngày. Người trưởng thành nên sử dụng nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật để bảo vệ sức khỏe. Mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 100g đậu, đỗ, hạt mỗi ngày.

Tại hội thảo, bà Trezelene Chan - giám đốc phát triển bền vững châu Á - Thái Bình Dương, khối thực hành chuyển đổi bền vững, Kantar Singapore - cho biết xu hướng dinh dưỡng thực vật đang phát triển mạnh mẽ và có sự chuyển dịch rõ nét từ hành vi tiêu dùng trên toàn cầu. 

Các chuyên gia kêu gọi mọi người nên tiêu thụ khoảng 100g đậu, hạt mỗi ngày

Cụ thể, trong 4 người sẽ có 1 người có ý định chuyển đổi sang chế độ ăn chay linh hoạt (ăn chủ yếu thực vật, có xen kẽ thịt cá không thường xuyên).

Theo TS Andrea Glenn, Đại học Harvard (Hoa Kỳ), thay thế một số đạm động vật trong khẩu phần ăn bằng nguồn đạm thực vật giúp ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh về tim mạch.

Còn GS.TS.BS Lê Thị Hợp, nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt  Nam cho biết theo dữ liệu từ Bộ Y tế công bố năm 2022, bệnh mạn tính không lây tại Việt Nam gây ra 77/100 trường hợp tử vong, trong đó bệnh tim mạch 44%, ung thư 22%, phổi mạn tính 9%, đái tháo đường 4% và các bệnh khác 21%.

GS.TS. BS Lê Thị Hợp, nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam trao đổi tại Hội thảo
GS.TS. BS Lê Thị Hợp, nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam trao đổi tại Hội thảo

Thực trạng bệnh tim mạch đáng báo động với 25% dân số mắc các bệnh về tim mạch, xu hướng tử vong do các bệnh về tim mạch ngày càng tăng và ngày càng trẻ hóa.

Xu hướng tiêu thụ năng lượng và cơ cấu các chất sinh năng lượng cũng thay đổi trong 20 năm qua, đặc biệt tỉ lệ tiêu thụ thịt đỏ và thịt động vật cao hơn nhu cầu khuyến nghị, trong khi mức tiêu thụ rau chưa đạt nhu cầu khuyến nghị, chỉ đạt khoảng 74% so với mức khuyến nghị.

Chế độ ăn không hợp lý, tình trạng dinh dưỡng kém, lạm dụng rượu bia, ít hoạt động thể lực hút thuốc... là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng các bệnh mạn tính không lây nhiễm trong các thập kỷ qua.

Các chuyên gia kêu gọi mọi người nên tiêu thụ khoảng 100g đậu, hạt mỗi ngày

Theo WHO, chế độ ăn lành mạnh bao gồm các điểm sau: tăng cường ăn rau củ tươi (đặc biệt các loại lá xanh), quả chín (cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất). Sử dụng đạm thực vật (đậu nành & các loại đậu đỗ khác) và cá. Sữa và các sản phẩm từ sữa: rất giàu chất dinh dưỡng. Sữa cung cấp canxi giúp phòng chống loãng xương.

Giảm ăn thịt (thịt đỏ), tránh các món ăn nhiều dầu mỡ (trừ mỡ cá) để kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Hạn chế đường, bánh kẹo, nước ngọt. rượu bia và giảm tiêu thụ muối (dưới 5g/ngày).

P.V

Nỗi lo về tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ em Việt

Nỗi lo về tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ em Việt

Theo UNICEF, ước tính có khoảng 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm.