Sau khi cấm Bitcoin, nhiều ngân hàng trung ương của các quốc gia đang lên lộ trình cho ra đời đồng tiền điện tử riêng. Các chuyên gia thế giới nhận định, 2022 sẽ là năm khó khăn với thị trường tiền kỹ thuật số như Bitcoin do các nền kinh tế lớn trên thế giới muốn kìm hãm sự phát triển của phương tiện thanh toán này.
Theo chuyên gia phân tích kỹ thuật Mark Newton tại công ty nghiên cứu thị trường Fundstrat, nếu Bitcoin chạm ngưỡng 40.000 USD, thị trường sẽ tăng giá trong trung hạn. Tuy nhiên các thông số và mô hình kỹ thuật cho thấy Bitcoin vẫn đang trong xu hướng giảm.
Đánh giá về sụt giảm gần đây của Bitcoin nói riêng và các loại tiền số nói chung, nhiều chuyên gia có chung nhận định, điều này liên quan đến quá trình chuyển đổi và rút tiền khỏi các tài sản rủi ro.
Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia sở hữu tiền số trên thế giới. Theo thống kê của Triple A, có khoảng 6 triệu người Việt tương ứng 6,12% dân số đang nắm giữ tiền số. Các nhà đầu tư tiền số tại Việt Nam được trẻ hóa, tập trung từ độ tuổi trung niên cho tới thế hệ thanh niên. Việc đầu tư hay lướt sóng tiền số đối với họ trở thành một trong những kênh để kiếm tiền, hoặc ở mức độ thấp hơn là thăm dò song sẵn sàng hướng đến trở thành một trong những kênh đầu tư chính trong tương lai gần.
Trước sự tăng giá như vũ bão của Bitcoin, ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia đã cảnh báo những rủi ro tài chính của sàn giao dịch tiền ảo. Trung Quốc ra lệnh cấm hoàn toàn hoạt động liên quan đến tiền mã hoá; Mỹ cũng đưa ra các quy định siết chặt hơn với thị trường; cho đến việc Ấn Độ công bố dự luật cấm tiền điện tử tư nhân. Sau khi cấm Bitcoin, nhiều ngân hàng trung ương của các quốc gia đang lên lộ trình cho ra đời đồng tiền điện tử riêng.
Vào tháng 11.2021, Bitcoin đạt đỉnh mới tại mức 68.789 USD. Nhưng sau đó, đặc biệt từ tháng 12.2021, giá Bitcoin lao dốc càng mạnh. Và so với mức giá đỉnh kể trên, có thời điểm trong tháng 1.2022, Bitcoin thậm chí rơi xuống dưới mốc 35.000 USD, giảm đến 50% so với đỉnh. Dù Bitcoin có giá cả biến động khó lường và việc đầu tư vào đồng tiền số này cũng đầy rủi ro. Tuy nhiên, nếu tính từ thời điểm tháng 5.2021 trở lại đây, Bitcoin có diễn biến đáy sau cao hơn đáy trước.
Cụ thể, vào giữa tháng 5.2021, giá Bitcoin có lúc về gần 28.000 USD. Còn trong những ngày cuối tháng 1.2022, giá Bitcoin có thời điểm về dưới 32.000 USD. Giá Bitcoin thường nhạy cảm với các thông tin về chính sách, biện pháp quản lý đối với thị trường tiền số nói chung và đồng tiền này nói riêng tại các quốc gia. Tuy nhiên, khoảng thời gian 1 năm qua cũng cho thấy, sau mạch tăng mạnh gần như suốt năm 2020, Bitcoin bắt đầu rơi trở lại vòng xoáy biến động giảm giá khó lường trong đa phần năm 2021.
Ngày 5/2, giá Bitcoin ở mức 41.438 USD/Bitcoin, giảm 0,34% so với phiên giao dịch trước đó. Trước đó, năm 2021, Bitcoin đã có bước nhảy vọt khi tăng gần 70%, đưa giá trị vốn hóa của thị trường tiền điện tử lên hơn 3.000 tỷ USD. Tháng 11/2021, Bitcoin đã tạo đỉnh với giá trị giao dịch ở mức 70.000 USD; nhưng đến ngày 26/12/2021, giá giảm còn ở dưới mức 50.000 USD và giảm còn 36.000 USD ở những ngày đầu tiên của năm 2022. Thị trường tiền điện tử cũng giảm hơn 1.000 tỷ USD kể từ mức cao nhất mọi thời đại của Bitcoin và kéo theo các đồng tiền số khác như Ether và Solana có lượng giao dịch ảm đạm.
Triển vọng của một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đang đè nặng lên các tài sản có rủi ro, bao gồm cả tiền điện tử. "Bitcoin thất bại trong nỗ lực trở thành hàng rào chống lạm phát" là nhận định của nhiều chuyên gia. Bitcoin được dự báo sẽ tiếp tục trải qua những đợt bán tháo khốc liệt trên thị trường tiền điện tử trong thời gian ngắn tới.
Tổng Hợp