Khuyến nghị TPB: Giá với mức giá 41.100 đồng/cp
CTCK VNDirect (VND): Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE - Mã: TPB) ghi nhận LN ròng năm 2021 tăng 37,6% so với cùng kỳ (cao hơn 4,6% dự báo của VND) dựa trên tăng trưởng thu nhập lãi thuần (NII) 30,5% so với cùng kỳ và hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí.
Tăng trưởng tín dụng đạt 21,8% được dẫn dắt bởi tăng trưởng cho vay (tăng 18% so với cùng kỳ) và mảng trái phiếu doanh nghiệp (tăng 65% so với cùng kỳ). Thu nhập ngoài lãi tăng 30% so với cùng kỳ nhờ vào mảng bảo hiểm (tăng 66% so với cùng kỳ) và phí dịch vụ (tăng 50,5% so với cùng kỳ). Tỷ lệ chi phí/ thu nhập hoạt động (CIR) giảm mạnh xuống mức 34% từ mức 41% trong năm 2020.
Chất lượng tài sản được cải thiện. Nợ xấu giảm 18,6% so với cùng kỳ theo đó tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,8% (so với mức 1% cuối Q3/21 và 1,2% cuối 2020). Nợ nhóm 2 cũng ghi nhận giảm với tỷ lệ 1,5% tổng cho vay (Q3/21 là 2,6%). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 152,6% cuối 2021 (2020 đạt 134,2%). Trong năm vừa qua, TPB đã mạnh dạn xử lý nợ xấu (2.900 tỷ; tập trung vào Q3/21).
TPB sẽ tiếp tục duy trì chiến lược tập trung vào mảng bán lẻ, dựa trên việc đã là ngân hàng tiên phong trong ứng dụng ngân hàng số với một lợi thế cạnh tranh bền vững (khả năng tiếp cận khách hàng dễ dàng với qui trình cho vay đơn giản và nhanh chóng).
VND kỳ vọng TPB sẽ đạt tăng trưởng tín dụng cao hơn so với toàn ngành là 22%/20% trong giai đoạn 2022-23 dựa trên tỷ lệ an toàn vốn cao của ngân hàng (14% so với ngành là 9-12%).
Việc lãi suất tiền gửi tăng đến từ rủi ro lạm phát và sự cạnh tranh giữa các kênh đầu tư sẽ làm ảnh hưởng đến biên lãi thuần của các ngân hàng nói chung.
Tuy vậy, TPB sẽ có thể phần nào đối phó được với rủi ro này với tiềm năng tăng trưởng CASA, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân ở mức vừa phải (48%) và tỷ lệ LDR thấp (58% so với hạn mức là 85%).
Ngoài ra TPB có thể giảm áp lực trích lập dự phòng trong năm 2022-23 nhờ vào chất lượng tài sản tốt. VND kỳ vọng TPB sẽ tăng trưởng LN 25%/24,5% so với cùng kỳ trong năm 2022-23.
TPB đang giao dịch ở mức P/BV 2 lần, cao hơn trung bình ngành 1,9 lần và tương đương mức +1 độ lệch chuẩn P/BV trung bình 5 năm; vì vậy VND tin rằng tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng đã được phản ánh vào giá. Hạ khuyến nghị xuống Trung lập với giá mục tiêu không đổi 41.100đ/cp.
Giá mục tiêu của VND dựa trên sự kết hợp P/BV 2x và phương pháp định giá thu nhập thặng dư (COE: 14%, LTG: 3%). Tiềm năng tăng giá bao gồm biên lãi thuần cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm (i) lạm phát cao hơn dự kiến dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp hơn và (ii) nợ xấu tăng cao hơn dự kiến.
Khuyến nghị VGT: Chốt lãi tại ngưỡng 33.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam có một phiên tăng điểm tốt khi cùng khối lượng tăng đột biến. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu trong các phiên giao dịch gần đây.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 và MA50, ủng hộ cho xu hướng tăng giá.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 27.0, chốt lãi tại ngưỡng 33.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 24.0.
Khuyến nghị FRT: Dừng mua và xem xét chốt lời một phần tỷ trọng nắm giữ
Mức Stock Rating của FRT (CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT-Sàn HOSE) ở mức 97 điểm cho nên FSC vẫn duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Tuy nhiên, mức Sức mạnh giá đang trên mức 98 điểm cho thấy dư địa tăng trưởng của cổ phiếu này không còn nhiều.
Đồ thị giá của FRT đóng cửa tăng 7% với KLGD vẫn duy trì trên mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.
Theo mô hình giá, đồ thị giá có thể tiếp tục hướng về mức 133,88, tức cổ phiếu FRT có khả năng tăng thêm 7% so với mức giá hiện tại.
FSC đã khuyến nghị mua cổ phiếu FRT vào ngày 08/02/2022 với lợi nhuận tạm tính là 32,94%. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn dừng mua và xem xét chốt lời một phần tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu FRT.
Khuyến nghị TRA: Mua vào với giá 122.400 đồng/CP
CTCK Phú Hưng (PHS): CTCP Traphaco (TRA – sàn HOSE) đặt kế hoạch nâng tỷ trọng tân dược lên 40% Tổng doanh thu vào năm 2025. Trong giai đoạn này, công ty tập trung nâng cao năng lực R&D nhờ sự hợp tác với đối tác chiến lược Daewoong (nắm giữ trực tiếp 15% cổ phần TRA).
Để thực hiện mục tiêu trên, công ty đã thành lập Tiểu ban Ngoài đông dược, tập trung vào 4 lĩnh vực: các sản phẩm chuyển giao công nghệ, sản phẩm tân dược tại Traphaco Hưng Yên, hàng khai thác nhập khẩu, sản phẩm kênh ETC.
TRA dự kiến sẽ nhận chuyển giao công nghệ khoảng 70 sản phẩm trong giai đoạn 2021-2025, thuộc nhóm thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, là những nhóm bệnh cần sản phẩm tốt và giá cả phù hợp ở Việt Nam. Tổng sản phẩm đăng ký và sở hữu hàng năm đạt CAGR (2022-2025) 7.3%, trong khi doanh số sản phẩm mới triển khai trên thị trường đạt CAGR (2022-2025) 66.5%.
Duy trì vị trí dẫn đầu thị trường đông dược. Theo 1893/QĐ-TTg của Chính phủ về Chiến lược phát triển y học cổ truyền, đến năm 2025, 95% các tỉnh thành có bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền; 90% bệnh viện đa khoa có Khoa y, dược cổ truyền.
Đến năm 2030: 100% các tỉnh thành phố có bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền. Chuỗi sản xuất xanh hỗ trợ TRA giữ vững vị thế dẫn đầu trong đấu thầu thuốc Đông Y nhóm 1 vào các cơ sở khám chữa bệnh.
Trong tương lai, TRA sẽ tiếp tục (1) công tác R&D cho các sản phẩm chủ lực (Boganic, Cebratron, Tottri); (2) Thử nghiệm nhiều sản phẩm khả thi mới phù hợp với yêu cầu thị trường.
Theo Thông tư 18/2019/TT-BYT quy định thực phẩm chức năng phải có chứng nhận GMP hay GACP từ năm 2020. Nhờ các sản phẩm đều được sản phẩm trên dây chuyền WHO-GMP, TRA hưởng lợi từ Thông tư 18/2019/TT-BYT, gia tăng vị thế cạnh tranh.
Hơn nữa, lợi thế về hệ thống phân phối sâu rộng khắp cả nước và độ nhận diện thương hiệu cao sẽ giúp TRA duy trì lợi thế đông dược trên kênh OTC. Hiện nay, TRA có hơn 27.000 khách hàng với 28 chi nhánh tại các tỉnh trên toàn quốc.
Chúng tôi ước tính năm 2022 doanh thu của TRA đạt 2.379 tỷ đồng (tăng 9,3% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 296,8 tỷ đồng (tăng trưởng 11,6%) nhờ chiến lược tái cấu trúc, nhu cầu các sản phẩm phòng dịch duy trì, và doanh thu từ các sản phẩm mới thông qua sự hợp tác với Daewoong Pharma.
Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu TRA là 122.400 đồng/cổ phiếu (+34% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu này.
Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lưu ý!