Công ty khởi nghiệp AI trị giá 2,5 tỷ USD Nhật Bản nhắm vào Việt Nam

AI Inside, một công ty Nhật Bản về chuyển đổi tài liệu giấy thành dữ liệu điện tử bằng trí tuệ nhân tạo, đang nhắm vào thị trường Việt Nam.

Gần đây, AI Inside đã đồng ý bán phần mềm nhận dạng văn bản, bao gồm cả ngôn ngữ tiếng Việt, cho OCG Technology. Được biết, OCG là một liên doanh giữa một đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Nippon Telegraph and Telephone của Nhật Bản

Theo đó, phần mềm nhận dạng văn bản này có giúp các công ty Việt Nam tự động hóa các công việc thủ công, như nhập các biểu mẫu viết tay vào bảng tính.

"Chúng tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa vào việc mở rộng toàn cầu trong năm nay", người sáng lập kiêm CEO của AI Inside, Taku Toguchi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Ngoài Việt Nam, công ty cũng đang có kế hoạch vào Thái Lan và Đài Loan.

Sự mở rộng sang châu Á của công ty khởi nghiệp 5 năm tuổi này thể hiện rằng, một số công ty khởi nghiệp phần mềm Nhật Bản đang chạy đua để xây dựng dấu ấn ở nước ngoài.

Đơn đặt hàng cho phần mềm của AI Inside đã tăng vọt vào năm ngoái khi các chính phủ tranh giành nhau để xử lý tài liệu trong đại dịch COVID-19. Ảnh: AI Inside
Đơn đặt hàng cho phần mềm của AI Inside đã tăng vọt vào năm ngoái khi các chính phủ tranh giành nhau để xử lý tài liệu trong đại dịch COVID-19. Ảnh: AI Inside

Ông Toguchi cho biết, Nhật Bản chi khoảng 38 tỷ USD mỗi năm cho hoạt động thuê ngoài, khoảng 5,5 tỷ USD trong số đó liên quan đến đầu vào dữ liệu. Ông tin rằng, ngành công nghiệp này đã chín muồi để tự động hóa.

Sự thay đổi lớn diễn ra vào năm ngoái, khi các đơn đặt hàng của AI Inside tăng vọt, đặc biệt là khi chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp đầu tiên vào tháng 4. Khi đó, các công ty và chính quyền địa phương tranh nhau xử lý các tài liệu giấy, chẳng hạn như đơn xin việc viết tay. 

Do đó, số lượng hợp đồng cho phần mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR) của công ty đã tăng hơn gấp đôi từ tháng 7 đến tháng 9 lên 12.700. Vì phần mềm này có thể chuyển đổi các chữ viết tay thành văn bản. Cụ thể, khách hàng mới là các thành phố địa phương cần xử lý nhanh chóng các đợt phát hành kích thích 100.000 yên trong mùa hè.

AI Inside dự kiến ​​sẽ đạt lợi nhuận 1,1 tỷ yên (10,6 triệu USD) cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, gần gấp ba so với năm trước. Giá cổ phiếu của nó đã tăng hơn 5 lần kể từ khi phát hành lần đầu ra công chúng vào tháng 12/2019, mang lại giá trị vốn hóa thị trường là 2,5 tỷ USD vào ngày 13/1.

AI Inside tuyên bố chiếm 64% thị phần tại Nhật Bản đối với phần mềm OCR dựa trên AI. Tuy nhiên, việc áp dụng phần mềm nhanh chóng ở Nhật Bản đang thúc đẩy sự cạnh tranh. Cinnamon, một công ty khởi nghiệp AI do tư nhân nắm giữ cũng bán phần mềm OCR. Công ty này đã có các kỹ sư ở Việt Nam, Đài Loan và đã huy động thêm vốn vào năm ngoái để tăng cường tuyển dụng.

Ông Toguchi cho biết, tham vọng của ông vượt xa khả năng nhận dạng văn bản. Do đó, AI Inside đang bổ sung thêm chức năng cho các công ty để tạo các biểu mẫu ứng dụng trực tuyến, đồng thời phát triển phần mềm cho phép các công ty xây dựng hệ thống AI của riêng họ. Chẳng hạn như việc phát hiện các sản phẩm nguy hiểm trong nhà máy quản lý chất thải.

Ngoài ra, AI Inside cũng đang xem xét việc xây dựng các trung tâm dữ liệu bên ngoài Nhật Bản vì công ty dự đoán nhu cầu về AI sẽ tăng cao, đặc biệt là trong hệ thống xe tự động lái.

Ông Toguchi nói: “Chúng tôi không muốn trở thành một công ty OCR đơn thuần. Mục tiêu của chúng tôi là bán cơ sở hạ tầng".

THÙY TRANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương