Gia tăng gấp 2, gấp 3… thu nhập là một trong những điều luôn có trong “to-do list” năm mới của người trẻ. Đầu năm cũng là thời điểm thích hợp để chúng ta nhìn nhận lại kỹ hơn về những vấn đề xoay quanh công việc, chuyện lương thưởng.
Tìm cách kiếm tiền đã khó, nhưng chi tiêu thế nào cho hợp lý cũng là bài toán nan giải chẳng kém. Khi bước sang năm 2024, có một số lời khuyên về lương thưởng đáng để bạn cân nhắc nhằm hướng đến một cuộc sống rực rỡ lớn.
Ảnh minh hoạ |
1. Không có mức lương nào xứng đáng để đánh đổi với sức khỏe tinh thần và tình cảm gia đình
“Tiền bạc đôi khi không phải là tất cả” - đó là câu nói mà chúng ta đã thuộc lòng.
Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của văn hoá hối hả, nhiều người trẻ vẫn đặt công việc lên hàng đầu, còn những mặt khác của cuộc sống như sở thích, gia đình và bản thân được cho về phía sau. Tại một số môi trường công sở, việc cố gắng để đạt thăng tiến trong công việc được coi là vinh quang, mặc cho những hậu quả nặng lên sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đã bao lâu rồi bạn chưa tự nấu cơm ở nhà mà chỉ có thời gian gọi suất ăn nhanh ngoài cửa hàng?
Đã bao lâu bạn chưa có chuyến du lịch đúng nghĩa mà không cần ôm khư khư cái máy tính?
Đã bao lâu bạn chưa đi ngủ trước 12h đêm vì liên tục phải chạy deadline công việc ngoài giờ?
Ảnh minh hoạ |
Hãy thường xuyên tự hỏi bản thân, bạn có đang đánh đổi sức khỏe thể chất và tinh thần để đổi lấy một mức lương cao rồi khiến mình dần kiệt quệ. Nếu có thì đây là một khoản đầu tư… rất tệ. Vì số tiền cần để dành đi “chữa lành" và chữa bệnh sau này có thể nhiều hơn gấp bội tiền lương mà bạn đang có được.
Cuộc sống có nhiều hơn là công việc và kiếm tiền. Dù làm việc chăm chỉ sẽ mang tới thành quả nhưng chúng ta vẫn cần dành thời gian cho cuộc sống cá nhân. Vào cuối ngày, một cơ thể khỏe mạnh và cảm xúc hạnh phúc mới là điều quan trọng nhất.
2. Lương không nhiều nhưng hãy mạnh dạn lập kế hoạch tài chính
Thời điểm nào thích hợp để bạn lên kế hoạch tài chính cho cuộc đời mình? - Câu trả lời là “hôm nay".
Thật đáng tiếc khi hiện nay, nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm, cho rằng “Quản lý tài chính là để kiếm tiền”. Tuy nhiên, kiếm tiền chỉ là một trong nhiều kết quả của tài quản lý tài chính. Bản chất của quản lý tài chính bao gồm cách bạn nhận thức rủi ro, xây dựng kế hoạch kiếm tiền và chi tiêu hợp lý, từ đó xa hơn đạt được các mục tiêu lớn như mua nhà, mua xe…
Khi còn trẻ, do thiếu kiến thức quản lý tài chính nên dù kiếm được bao nhiêu thì nhiều người cũng không còn dư đồng nào để tiết kiệm. Về ngắn hạn, chi tiêu hoang phí sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng sau 10-15 năm, nhiều người sẽ hối hận vì ngày xưa đã không biết tiết kiệm, xây dựng kế hoạch dự phòng… khi biến cố ập đến và đang cần tiền để thực hiện các mục tiêu của cuộc đời như mua nhà, mua xe.
Ảnh minh hoạ |
Vậy nên, để bắt đầu một năm mới với tài chính khởi sắc, hãy dành thời gian để vạch nên các mục tiêu tài chính lớn lao của cuộc đời mình. Bao nhiêu năm nữa bạn sẽ đạt được mức lương 100 triệu đồng/tháng? Ở tuổi bao nhiêu thì bạn sở hữu căn chung cư đầu tiên? Bạn cần có bao nhiêu tiền trong tài khoản mới dám đặt tiền cọc mua nhà?...
Từ đó hãy vạch ra những gạch đầu dòng cần thiết cho con đường thăng tiến trong sự nghiệp cũng như khoản tiết kiệm cần để dành mỗi năm. Bên cạnh đó, đừng quên tìm hiểu về đầu tư và loại bỏ các chi tiêu linh tinh, đang khiến ví tiền của bạn hết sạch theo từng ngày đi nhé.
3. Làm hiệu quả chứ đừng làm việc như “thiêu thân”
Nhiều người nghĩ rằng để kiếm được tiền thì họ phải làm việc năng suất, liên tục giải quyết những “chuyện nọ chuyện kia". Tuy nhiên, sau thời gian dài, công việc của họ vẫn chỉ dậm chân tại chỗ và mức lương mãi không tăng lên. Nếu rơi vào trường hợp này, có thể bạn chỉ đang làm việc như “thiêu thân" chứ không tìm thấy hướng đi hiệu quả.
Ở môi trường công sở, để tăng lương chúng ta không chỉ cần chăm chỉ và nền tảng chuyên môn vững. Mà bạn cần có rèn luyện nhiều kỹ năng như kỹ năng tổ chức, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian… Và những thứ này sẽ khó đạt được nếu bạn chỉ mãi cặm cụi với máy tính, kéo dài thời gian hoàn thành công việc mà sếp giao.
Tựu chung lại, đi làm mà chỉ chăm chăm hoàn thành công việc là chưa đủ. Đừng chỉ mãi hì hục với công việc mà bỏ qua nâng cao cấp cho bản thân. Tham gia một vài khóa học để có cái nhìn mới hơn về thị trường. Nói chuyện nhiều hơn với đồng nghiệp để giải tỏa căng thẳng và tìm kiếm cơ hội kiếm tiền hay ho hơn. Đặt deadline hoàn thành cho mỗi công việc và cố gắng hoàn thành đúng trong thời gian tự đặt ra… Đây đều là những cách để bạn không chỉ tối ưu năng suất công việc mà còn khiến cuộc sống thú vị hơn.
Nỗi lòng kinh tế cuối năm: Kiệt quệ tài chính vì… đi ăn cưới quá nhiều
Những người trẻ dưới đây tiết lộ họ đã chi bao nhiêu để đi ăn cưới trong “mùa cao điểm" vừa qua.