Đầu bếp mới hơn 20 tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng, tất cả do những thứ anh ta tự tay nấu ra mỗi ngày

Những món ăn khoái khẩu thường ngày có thể trở thành mầm họa với sức khỏe.

Tan Dunci, bác sĩ tại Bệnh viện Lưu niệm Chang Gung (Đài Loan, Trung Quốc), cho biết trường hợp người anh họ của cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng ở độ tuổi 20. Nữ bác sĩ cho biết, do nghề nghiệp của anh là một đầu bếp Tứ Xuyên - một vùng nổi tiếng với những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng... - nên anh cũng thường xuyên ăn những đồ ăn này.

Việc tiêu thụ nhiều các món ăn dầu mỡ khiến cơ thể tích tụ heterocyclic amines. Đây là hoạt chất gây ra nhiều loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư trực tràng. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ trong thời gian dài cũng làm rối loạn tiêu hóa, chức năng đại trực tràng suy giảm và dễ mắc bệnh hơn. Cùng với đó, những món ăn có vị cay nóng dễ "bào mòn" đường tiêu hóa và dễ gây tổn thương.

Đồ ăn Tứ Xuyên thường đặc trưng với vị cay nóng và nhiều dầu mỡ
Đồ ăn Tứ Xuyên thường đặc trưng với vị cay nóng và nhiều dầu mỡ

Thậm chí anh còn thường xuyên sử dụng dầu ớt trong ăn uống hàng ngày và ngợi ca lớp dầu nổi trên bề mặt các món ăn là "đỉnh cao ẩm thực nhân loại". Cùng với đó, anh cũng thường thích ăn mặn và một số thực phẩm muối chua.

Những thực phẩm chứa nhiều muối, lên men như dưa muối, cà muối, trái cây muối… được xác định là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.  Vì loại thực phẩm này có hàm lượng nitrit cao, sau khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành nitrosamine. Đây là 1 chất gây ung thư nguy hiểm dược WHO cảnh báo nhiều lần. 

Hơn nữa, khi đã lên men rau củ muối còn chứa axit, khiến dạ dày và trực tràng bị tăng dịch, nồng độ axit, gây viêm, sau đó là ung thư. Đặc biệt là với rau củ muối xổi, chưa chín kỹ. Ngoài ra, khi chế biến nếu không bảo quản kỹ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ bệnh tật cho con người.

Làm gì để phòng ngừa ung thư đại trực tràng?

Ung thư đại trực tràng vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra, chúng ta có thể phòng ngừa ung thư đại trực tràng bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống.

1. Cải thiện thói quen sinh hoạt

Nhiều thói quen sinh hoạt xấu là "thủ phạm" khiến tỷ lệ mắc ung thư trực tràng cao. Ví dụ những thói xấu như uống rượu quá nhiều, thức khuya, ít vận động… sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng cần hình thành thói quen đại tiện tốt và tập thể dục đều đặn khoảng 3 ngày mỗi tuần, mỗi lần hơn 30 phút cũng như tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn để giảm bớt căng thẳng.

Cùng với đó, cũng nên dành thời gian đứng dậy di chuyển sau một thời gian ngồi dài, tắm nắng vào thời điểm thích hợp nhằm bổ sung vitamin D, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

2. Hạn chế sử dụng thực phẩm siêu chế biến, đồ nướng, chiên rán

Các loại thịt siêu chế biến có thể làm tăng khả năng gây ung thư. Bởi trong các thực phẩm này chứa một lượng lớn chất phụ gia cũng như đã được chế biến qua ở nhiệt độ cao tạo ra những chất gây tổn thương tế bào trực tràng. Không chỉ vậy, các loại thịt siêu chế biến còn chứa nhiều axit béo bão hòa, khiến gan tiết ra nhiều dịch mật. Sau khi được vi khuẩn trong ruột già chuyển hóa thành một dạng axit thứ cấp gây tổn thương niêm mạc ruột.

Đầu bếp mới hơn 20 tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng, tất cả do những thứ anh ta tự tay nấu ra mỗi ngày

Tương tự, các loại thịt nướng hoặc chiên rán tuy hương vị rất thơm ngon cũng có lại có nguy cơ gây ung thư đại trực tràng cao. Do thịt sau khi bị chiên rán, nướng trong thời gian dài có thể sản sinh lượng lớn hợp chất amin đa vòng (HCA) gây oxy hóa lipid, protein, axit nucleic tổn thương tế bào.

3. Duy trì cân nặng phù hợp, tránh ăn quá nhiều

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng. Do đó, tập thể dục đều đặn với các hoạt động như đi bộ, chạy, bơi lội... có thể giúp kiểm soát cân nặng, phòng ngừa ung thư.

Việc ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày khó để tiêu hóa hết và dẫn đến việc thức ăn tồn đọng lại trong ruột quá lâu, độc tố không được loại bỏ mà tích tụ lâu dài dễ dẫn đến viêm nhiễm. Cùng với đó, khi ăn quá nhiều sẽ khiến máu lưu thông khắp cơ thể kém do tập trung nhiều ở vùng bụng để phục vụ quá trình tiêu hóa. Từ đó gây ra hiện tượng rối loạn chức năng đường ruột, quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng do đó mà trì trệ, dễ gây viêm nhiễm.

Đặc biệt vào buổi tối, nếu tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm trước thời điểm đi ngủ có thể gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà nếu kéo dài sẽ khiến chất độc tích tụ lượng lớn trong trực tràng, tăng nguy cơ gây ung thư.

4. Khám sức khỏe định kỳ

Tầm soát ung thư trực tràng thường xuyên là chìa khóa để phát hiện và điều trị sớm bệnh. Những người trên 45 tuổi nên được tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên. Các nhóm có nguy cơ cao, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền, nên đến bệnh viện thông thường để điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, với những bệnh nhân mắc các bệnh về trực tràng, hậu môn như trĩ, nứt hậu môn thì nên điều trị kịp thời để tránh tình trạng kích ứng lâu dài dẫn đến ung thư

Nguồn: Sohu, HK01

Phạm Trang

Video: Nữ cung thủ xinh đẹp vác bụng bầu vượt mặt vẫn bắn được điểm 10 tuyệt đối ở Olympic Paris 2024

Video: Nữ cung thủ xinh đẹp vác bụng bầu vượt mặt vẫn bắn được điểm 10 tuyệt đối ở Olympic Paris 2024

Một nữ VĐV thi đấu Olympic khi đang mang thai 6 tháng gây sốt truyền thông.