Cụ thể, tại Gia Lai là 71.000 đồng/kg; Bà Rịa - Vũng Tàu là 75.000 đồng/kg; Đồng Nai 72.000 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk 73.000 đồng/kg; Bình Phước 74.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 24/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.866,65 Rupee/tạ (cao nhất), 41.130,75 Rupee/tạ (thấp nhất), tiếp tục giảm so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 22-28/7/202 là 311,39 VND/INR.
Mới đây, Tổng cục Hải quan cho rằng tiêu đen hiện nằm trong danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện, cơ quan hải quan phải thực hiện phân luồng kiểm tra theo văn bản quản lý chuyên ngành.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, sau khi được nhận định dược liệu, một số doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu phản ánh tỷ lệ tờ khai luồng vàng tăng 8% - 60% và tập trung chủ yếu ở mặt hàng hồ tiêu đen.
Trong khi xuất khẩu hồ tiêu đen chiếm 80% trên tổng số lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Điều này đã gia tăng áp lực chi phí cho doanh nghiệp và tiềm ẩn rủi ro phơi nhiễm COVID-19 trong quá trình đi lại để xử lý thông quan tờ khai.
Về vấn đề này, VPA đề xuất các Bộ, ngành về việc bỏ mặt hàng hồ tiêu đen ra khỏi danh mục xuất khẩu có điều kiện và không thuộc đối tượng quản lý rủi ro.
Trường hợp xác định doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu là dược liệu, không dùng cho mục đích làm thuốc theo quy định của Bộ Y tế thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan trên hệ thống, đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hiện nay, sản phẩm này chủ yếu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu.
Đồng thời các thị trường nhập khẩu đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe đối với mặt hàng dược liệu và chưa có doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được.
Hồ tiêu đen được dùng làm dược liệu hiện tại chỉ sử dụng ở trong Việt Nam qua các bài thuốc y học cổ truyền và chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam không có chức năng kinh doanh dược mà chỉ đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản.
Do đó, VPA kiến nghị Bộ Y tế xem xét bỏ mặt hàng hồ tiêu đen ra khỏi danh mục xuất khẩu có điều kiện và không thuộc đối tượng quản lý rủi ro trong việc phân luồng kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu.
Trong trường hợp yêu cầu của doanh nghiệp không được xem xét, Hiệp hội đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể thủ tục chứng từ trong việc xác nhận hồ tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp không nhằm mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc để doanh nghiệp nộp về cơ quan hải quan như được hướng dẫn.