Sau khi chứng kiến những phiên hoảng loạn của thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đã dịch chuyển dòng vốn sang bất động sản, bởi tâm lý nhà đầu tư vẫn thích giữ tiền an toàn trong tài sản dài hạn. Thay vì “đánh bắt xa bờ” như trước, thì các doanh nghiệp bất động sản đang quay trở lại thành phố để phát triển dự án.
Bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền của nhà đầu tư, thế nhưng, bỏ tiền vào khu vực nào lại là quyết định không hề dễ dàng. Trước tình hình này, nhiều nhà đầu tư đã quay lại thành phố để tìm kiếm nhà phố, nhà mặt tiền thương mại, căn hộ… với giá trị vừa phải để đầu tư. Đặc biệt là những dự án đã bàn giao, có pháp lý an toàn.
Trước đó tại TP.HCM, hoạt động giao dịch không còn nhộn nhịp như những tháng đầu năm, thay vào đó là thực trạng người bán nhiều, người mua ít do giá bán được neo quá cao, dẫn đến thanh khoản giảm mạnh. Không những vậy, diễn biến tương tự cũng xảy ra ở nhiều thị trường khác vốn là những “điểm nóng” trước đó như Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh…
Ông V, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại TP.HCM cho biết, khi mua sản phẩm trong khu vực thành phố, người mua sẽ tăng khả năng khai thác. Cụ thể, nếu mua dự án ở xa, đa phần là để đấy chờ giá lên, chứ khai thác ngay thì gần như không thể. Nhưng với sản phẩm trong thành phố, có thể cho thuê được ngay để sinh lời, trong khi giá vẫn không ngừng tăng, tuy không đột biến.
Nhiều nhà đầu tư cũng nhận định, giá đất ở các tỉnh có thể tăng nóng, nhưng không bền. Về lâu dài, giá nhà đất ở khu vực thành phố chỉ có tăng vì các dịch vụ hoàn thiện, dân cư ngày càng có xu hướng về đô thị. Đây cũng là tình trạng đã diễn ra ở các nước trong khu vực hồi thập niên 90 của thế kỷ trước. Khi đó, đất các vùng ven thành phố lớn như Băng Cốc (Thái Lan), Thượng Hải (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản)… bằng khoảng 1/2 giá ở nội thành, nhưng đến nay thì đất nội thành các thành phố này đã đắt gấp cả chục lần vùng ven.
Chớp cơ hội này, doanh nghiệp bất động sản cũng có nhiều hình thức thu hút khách hàng. Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, hiện nay, nhiều chủ đầu tư dự án đã chủ động giảm giá sản phẩm bằng cách chiết khấu thẳng vào giá bán, hoặc có phương án hỗ trợ để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp đang ngày càng bức thiết nhưng câu chuyện phát triển NƠXH nhiều năm qua vẫn chỉ là một bức tranh với những nét vẽ rời rạc, đang bị “mắc cạn” trong vòng luẩn quẩn. Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Xây dựng, cả nước đã hoàn thành khoảng 250 dự án NƠXH khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng hơn 100.000 căn, với tổng diện tích hơn 5,2 triệu mét vuông. Tuy nhiên, con số này mới chỉ đạt khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra theo Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu mét vuông nhà ở). Việc vỡ kế hoạch phát triển NƠXH đã khiến nguồn cung trên thị trường bị thiếu trầm trọng so với nhu cầu, bình quân giá nhà tăng nhanh khiến người thu nhập thấp càng khó hiện thực hóa giấc mơ an cư.
Vì vậy, khi hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hồ hởi tham gia phát triển NƠXH từ đầu năm 2022 đến nay như Vinhomes, Tập đoàn Hòa Bình, Becamex IDC, Tổng công ty Viglacera, Tập đoàn APEC, Tập đoàn Nam Long, Địa Ốc Sài Gòn, Hoàng Phúc, TTC Land… đã và đang tạo ra nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường. Tuy nhiên, do thực trạng phát triển NƠXH nhiều năm nay vẫn luôn tồn tại những bất cập từ cung cầu, giá bán, đến cơ chế chính sách nên nhiều người đang đặt ra nghi vấn: Liệu nguồn cung mới trong thời gian tới có lặp lại “vết xe đổ” của những dự án trước đây, có thực sự đạt được hiệu quả và tiếp cận đúng đối tượng có nhu cầu? Trên tinh thần đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển tốt phân khúc NƠXH, đảm bảo chất lượng song giá bán vẫn hợp lý và đến đúng tay người có nhu cầu, giải quyết triệt để các vướng mắc về cơ chế chính sách.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, việc thanh khoản thị trường sụt giảm nhanh và mạnh trước hết xuất phát từ tâm lý “phòng thủ”. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy những yếu tố rủi ro có thể xảy ra nên tạm thời “án binh bất động”.
Mặt khác, lo ngại tín dụng bị siết quá đà sẽ tác động mạnh đến thị trường, bởi trong số khách hàng mua bất động sản, không ít người được ngân hàng cho vay từ 70-80% giá trị bất động sản, việc tạm dừng giải ngân cho vay lĩnh vực này sẽ hạn chế nhà đầu tư phụ thuộc vốn tín dụng và các nhóm đầu cơ.
Thực tế, để đầu tư bất động sản, nhà đầu tư cá nhân thường dùng 3 nguồn tài chính gồm vốn tự có, vốn góp từ bạn bè, người thân và vốn vay ngân hàng - cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó, việc siết tín dụng sẽ khiến nhóm dùng đòn bẩy tài chính khó huy động vốn. Theo đó, thị trường được cho là có thể sẽ “hạ nhiệt” trong thời gian tới.
Tổng Hợp