Hành vi 'xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp' bị xử lý như thế nào?

Làm sao để nhận biết, xác định được hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để trình lên cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm? Luôn là câu hỏi được đặt ra trong giới kinh doanh

Hành vi "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" và cách nhận biết

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự 2015.

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, được hiểu là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thông tin trên trang luật Hoàng Phi, các hành vi sau đây được cho là "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp":

Có hành vi chiếm đoạt quyển sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Có hành vi sử dụng bất hợp pháp (trái pháp luật) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên.

Hành vi nêu trên phải đạt tới quy mô thương mại thì mối bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này:

  • Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đỡi tượng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.
  • Mặt chủ quan: Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này vối lỗi cố ý.

Cần làm gì khi phát hiện hành vi phạm tội?

Tùy theo mức độ và hành vi phạm tội của đối phương, dựa theo điều 15 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP trên trang luật Minh Gia mà bị hại cần trình báo hành vi vi phạm đó bằng việc gửi Công văn, làm căn cứ để xác định hành vi cố ý vi phạm và có cơ sở để trình lên cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm:

1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.

2. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 của Nghị định này.

3. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây:a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường trong nước;b) Hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.

4. Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

5. Công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ các hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 12 và 13 của Nghị định này.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Mới đây, một sự việc về hành vi "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” đối với BIA SAIGON VIETNAM, vừa xảy ra tại ấp Bắc 2, xã Hòa Long, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Căn cứ hồ sơ và các tài liệu có liên quan, Cục QLTT Bà Rịa - Vũng Tàu đã chuyển giao hồ sơ vụ việc và toàn bộ hàng hóa, giấy tờ đang bị tạm giữ cho cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 85/QĐKTVA-CSKT, khởi tố vụ án hình sự “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” quy định tại khoản 2, Điều 226 của Bộ luật Hình sự.

Lực lượng chức năng Bà Rịa - Vũng Tàu đang tập trung điều tra mở rộng vụ án.

(Tổng hợp)

HOÀNG GIA

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương