Họa sỹ Tuệ Thư: Buồn buồn lại vẽ đầu lâu...

Có lẽ Tuệ Thư là nữ nghệ sỹ duy nhất có cách chơi với “đầu lâu” bằng cách biến chúng thành nhân vật một cách hài hước, trong hội họa của mình. Đối với Thư, thông qua hình tượng đầu lâu để thể hiện sự vui vẻ lạc quan là một điều rất thú vị, điều đó giúp Thư thấy được nhiều điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

 Yêu chất liệu cổ điển và cách tạo hình của đồ họa

Tên của Din là Tuệ Thư. Cha mẹ của Din là Phật tử, nên cái tên của Din cũng mang màu sắc của Phật giáo. Mẹ Din là họa sỹ Nguyễn Thị Nhàn, nên Din chắc ít nhiều có thừa hưởng gen của mẹ. Sau khi theo học Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam nửa năm thì Din quyết định đi du học ở Nhật.

Đám cưới.
Đám cưới.

Những năm bậc đại học tại Trường đại học Tổng hợp Wako khoa nghệ thuật, Din được theo học rất nhiều môn khác nhau như điêu khắc, Media Art, sơn dầu, tranh Nhật Bản, đồ họa tạo hình, lí luận mỹ thuật... Ngoài ra vì đây là trường tổng hợp nên có thể học thêm nhiều các môn học khác không liên quan đến ngành mỹ thuật như múa đương đại, cách sáng tác đơn giản bằng nhạc cụ truyền thống, tâm lí học, lịch sử... Chính nhờ việc trải qua nhiều môn tổng hợp với các khía cạnh khác nhau, nên kiến thức và sáng tác của Din được mở rộng hơn.

Điểm tựa.
Điểm tựa.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Din tiếp tục lên cao học tại Trường đại học Nghệ thuật Tokyo. Ở đây, Din tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các chất liệu đồ họa in ấn: in khắc gỗ, in kẽm, in đá…

Nỗi sợ dưỡng như bị triệt tiêu. Chỉ thấy chúng cũng bình thường, như người đang nhảy múa.
Nỗi sợ dưỡng như bị triệt tiêu. Chỉ thấy chúng cũng bình thường, như người đang nhảy múa.

Học kỹ thuật in khắc tại Nhật Bản

Khi bắt đầu đến Nhật, Din không có ý định học theo chất liệu gì mà chỉ muốn được mở mang thêm nhiều hướng đi mới. Sau khi được trải nghiệm nhiều loại hình và chất liệu khác nhau, Din cảm thấy các chất liệu cổ điển và cách tạo hình của đồ họa in ấn phù hợp với bản thân, vì vậy cô quyết nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn này.

Cái ngã rẽ thú vị nhất với Din có lẽ là khi chuẩn bị lấy bằng cử nhân, giáo viên hướng dẫn tốt nghiệp đã gợi ý Din thi vào cao học của Trường đại học Nghệ thuật Tokyo. Đó là một trường nổi tiếng và rất khó tại Nhật Bản và cô không hề có ý định sẽ lên học cao học đó. Sau khi tìm hiểu và cộng thêm một điều, giáo viên của chuyên ngành Din muốn nghiên cứu là một người rất thú vị, vì vậy Din đã quyết định thử sức.  Việc đỗ được vào cao học là một điều rất bất ngờ vì cô hoàn toàn không hi vọng mình có thể đỗ do tỉ lệ chọi quá cao.

Cuối cùng con cũng được gặp mẹ.
Cuối cùng con cũng được gặp mẹ.

Trở về Việt Nam, cô vẫn sử dụng các kĩ thuật đồ họa in ấn, đặc biệt nhất là kỹ thuật khắc gỗ của Nhật Bản (ukiyo-e). Các sáng tác của cô thường lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày và những người xung quanh. Hầu hết thể hiện các cảm xúc của bản thân và mọi người.

Các sáng tác của cô thường lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày và những người xung quanh. Đặc biệt, thể hiện qua hình tượng bộ xương người.
Các sáng tác của cô thường lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày và những người xung quanh. Đặc biệt, thể hiện qua hình tượng bộ xương người.

Nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản nói riêng cũng như các nghệ thuật đồ họa in ấn nói chung yêu cầu người nghệ sỹ phải tìm hiểu rất nhiều kỹ thuật khác nhau. Tuy thời gian đầu tìm hiểu sẽ phải trải qua rất nhiều kỹ thuật khắt khe và phải trải qua rất nhiều bước mới ra được thành quả cuối cùng. Khác với sơn dầu hay vẽ tranh màu nước, tranh đồ họa khi không kết thúc tất cả các bước thì sẽ không thể nhìn ra được hình ảnh của tác phẩm. Đó cũng là một khó khăn yêu cầu người nghệ sỹ phải có sự kiên trì.  

Tuệ Thư có tâm hồn rất trong nên ngay cả khi vẽ về thế giới bên kia, chúng cũng rất hồn nhiên.
Tuệ Thư có tâm hồn rất trong nên ngay cả khi vẽ về thế giới bên kia, chúng cũng rất hồn nhiên.

Tưởng như tranh in ấn rất cứng nhắc, tuy nhiên không phải vậy. Trong quá trình làm tranh in ấn, công đoạn nào cũng đều quan trọng, vì vậy mỗi lần thay đổi cho dù là nhỏ thôi trong các công đoạn này đều mang đến sự thay đổi rất tùy hứng cho nghệ sỹ trong khi sáng tác. Tuệ Thư chia sẻ vậy.

Những bộ xương và đầu lâu nhảy múa trong tranh

Ai cũng biết: Đầu lâu là biểu tượng biểu hiện cho sự chết chóc. Con người ai cũng sợ cái chết và Din cũng thế. Tuy nhiên, cái chết là điều ai cũng phải trải qua, vì vậy thay vì trốn tránh thì đối mặt với nó cũng là một cách giải quyết.

Tiệc cuối năm một mình. Tác phẩm của họa sỹ Tuệ Thư (Din) 
Tiệc cuối năm một mình. Tác phẩm của họa sỹ Tuệ Thư (Din) 

Có lẽ Din là nữ nghệ sỹ duy nhất có cách chơi với “đầu lâu” một cách hài hước, vui vẻ. Cô đã thông qua hình tượng những chiếc đầu lâu và các bộ xương với các tư thế vui tươi, ngộ nghĩnh để thể hiện sự lạc quan của mình. Biến nỗi sợ thành bình thường. Hiểu được thế giới bên kia, để có thể bình thản tự tại.

Con gái.
Con gái.

Với hi vọng có thể đón nhận cái chết một cách vui vẻ và thanh thản, Din tâm sự: Tôi luôn cố gắng nhìn nhận hình ảnh đầu lâu qua lăng kính hạnh phúc và thân quen. Tôi nghĩ rằng có thể luôn làm những thứ khiến mình hạnh phúc và không phải hối hận thì cái chết không phải là điều gì đáng sợ nữa.

Đói.
Đói.

Chính vì vậy, cô không đặt quy luật nào cho các hình ảnh bộ xương. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tâm lý khi vẽ. 

Nghiên cứu kỹ về đầu lâu, xương người như vậy, nhưng ít khi nào Din bị ám ảnh trong mơ. Ngược lại, cứ làm xong một tác phẩm thì giấc ngủ của cô sẽ cảm thấy rất vui vẻ.

Không hẳn là chân dung, l là gì cũng được.
Không hẳn là chân dung, l là gì cũng được.
Thế giới tiếp theo.
Thế giới tiếp theo.

Mỗi tác phẩm của Din cho dù là vẽ về sự buồn bã hay bế tắc, đều luôn cố gắng có sự vui vẻ và hình ảnh tươi sáng. Mục đích là muốn khi các khán giả xem tranh có thể vui vẻ hơn, tâm trạng trở nên tốt hơn và mọi người xung quanh yêu thương nhau hơn. Đây có lẽ là sự ảnh hưởng lớn nhất từ đạo Phật. Còn với nỗi buồn, cô gái có cách xử lý khá trẻ trung: đó là vẽ nỗi buồn thành một sự xấu xí, trang điểm cho sự xấu xí đó trở nên vui vẻ và xinh đẹp. Như thế, sẽ hết buồn.

Cùng ngắm một số tác phẩm rất ấn tượng của Tuệ Thư:

Tiệc mừng chào người mới.
Tiệc mừng chào người mới.
Thành phố sống, thành phố chết
Thành phố sống, thành phố chết
Nấm mồ xanh
Nấm mồ xanh
Ăn mừng.
Ăn mừng.
Ước vọng
Ước vọng
Tự họa
Tự họa
Hiện Tuệ Thư đang là giảng viên trường Mỹ Thuật Yết Kiêu
Hiện Tuệ Thư đang là giảng viên trường Mỹ Thuật Yết Kiêu
Tham gia nhiều sự kiện, triển lãm, và các workshop.
Tham gia nhiều sự kiện, triển lãm, và các workshop.

Lam Tuệ

 Lê Cát Trọng Lý ra mắt MV đầu tay 'Tám Chữ Có' sau 13 năm hoạt động nghệ thuật

Lê Cát Trọng Lý ra mắt MV đầu tay 'Tám Chữ Có' sau 13 năm hoạt động nghệ thuật

Sau nhiều năm ca hát, Lê Cát Trọng Lý cho ra mắt MV đầu tay "Tám chữ có" được thực hiện tận châu Phi xa xôi.