Khách hàng "tố" nhân viên Cty CP Vega Holidays thao túng tâm lý và tư vấn thiếu trung thực để bán kỳ nghỉ

Bà Nguyễn Thị H.(76 tuổi) trú tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội cho rằng nhân viên Cty Vega Holidays đã tư vấn không trung thực nhằm đưa mình vào “bẫy” sở hữu kỳ nghỉ với số tiền lên tới 296 triệu đồng trong vòng 15 năm…

Timeshare – Mô hình kinh doanh nhiều “biến tướng”.

Timeshare - mô hình kinh doanh “sở hữu kỳ nghỉ” là một mô hình xuất hiện vào khoảng năm 1963. Khởi đầu tại Thụy Sĩ với tên gọi “sở hữu kỳ nghỉ”, nhưng sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng, mô hình kinh doanh này đã nhanh chóng được áp dụng tại Hoa Kỳ và quay trở lại phát triển tại Châu Âu (Scotland) vào năm 1975.

Theo từ điển pháp luật quốc tế, “Timeshare” được hiểu là một hình thức sở hữu tài sản chung - thông thường là các bất động sản nghỉ dưỡng hoặc giải trí, trong đó người sở hữu có quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định mỗi năm. Định nghĩa này được đưa ra dưới góc độ coi sở hữu kỳ nghỉ là hình thức sở hữu chung một bất động sản. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, khi không còn xem sở hữu kỳ nghỉ là một hình thức sở hữu bất động sản. Một cách hiểu khác, sở hữu kỳ nghỉ được hiểu là, người mua được mua một phần quyền của một bất động sản nghỉ dưỡng cụ thể - tức là hình thức sở hữu theo phần của nhiều người có quyền sử dụng chung một bất động sản trong khoảng thời gian nhất định mỗi năm. Một hình thức sở hữu kỳ nghỉ mà theo đó, người mua sẽ có quyền sử dụng một tuần (hoặc lâu hơn) trong từng năm đối với một căn hộ/khu phức hợp/biệt thự/khu nghỉ dưỡng, được mô tả trong hợp đồng, trong khoảng thời gian một hoặc nhiều năm.

Vega Holidays là một trong số các công ty cung cấp dịch vụ timeshare - mô hình kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam.
Vega Holidays là một trong số các công ty cung cấp dịch vụ timeshare - mô hình kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam.

Thực tế tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, mô hình kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ đến nay đang mất dần uy tín về hình ảnh, thương hiệu bởi những phản ánh, khiếu nại liên tục và kéo dài của người mua/chủ sở hữu kỳ nghỉ suốt mấy thập kỷ qua.

Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, sở hữu kỳ nghỉ là một sản phẩm, một mô hình kinh doanh phức tạp và dễ phát sinh nhiều “biến tướng”. Để đầu tư hoặc tham gia mô hình sở hữu kỳ nghỉ, bên mua phải ký kết hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ - là một tài liệu với nội dung khá phức tạp liên quan đến các thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan đến sản phẩm sở hữu kỳ nghỉ.

Giá trị của một hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ trung bình từ hàng chục đến vài chục nghìn đôla Mỹ (10.000 USD – 40.000 USD). Ngoài ra, sau khi đã tham gia sở hữu kỳ nghỉ, người mua còn phải trả một khoản phí hàng năm (thường là phí quản lý, phí vận hành khu nghỉ dưỡng, phí bảo trì) tương ứng dựa trên quy mô, số lượng tuần nghỉ, loại tuần nghỉ mà họ sở hữu trong năm cũng như giá trị hợp đồng mà họ đã giao kết. Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ áp dụng cho một khoảng thời gian được xác định cụ thể trong mỗi năm, và thông thường thời hạn hợp đồng có thể kéo dài từ vài năm đến vài chục năm.

Khách hàng tố Cty Vega Holidays tư vấn thiếu trung thực nhằm “ốp” ký HĐ

Phản ánh đến Tạp chí Phụ nữ Mới, bà Nguyễn Thị H. trú tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, tại sự kiện ngày 15/11/2024 bà được công ty cổ phần Vega Holidays mời tham dự, ban đầu, bà H. đến với ý định dự sự kiện theo lời mời và cho ý kiến đánh giá về những chương trình, dịch vụ mà cty giới thiệu tại sự kiện này. Tuy nhiên, quá trình tham dự sự kiện, bà H. bị nhóm nhân viên của Vega Holidays xúm vào “chăm sóc” với những lời mời chào sử dụng dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ với thời hạn lên tới 15 năm.

Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Bản hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có giá trị lên tới 296 triệu đồng trong 15 năm do Cty CP Vega Holidays phát hành chỉ có bên mua ký tên, hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Bản hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có giá trị lên tới 296 triệu đồng trong 15 năm do Cty CP Vega Holidays phát hành chỉ có bên mua ký tên, hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

 “Ban đầu tôi chỉ định đến dự sự kiện do họ mời chứ không nghĩ sẽ tham gia mấy cái dịch vụ nghỉ dưỡng gì đó của họ. Vì tôi cũng già rồi, sức khỏe yếu, làm sao theo được họ đến tận 15 năm mà đi du lịch với nghỉ dưỡng. Thế rồi các nhân viên của họ “quây” vào chào mời, tư vấn và bảo nếu không đi thì có thể cho, tặng. Dù đã nói là hiện tại không có tiền và cũng không nhờ được ai chuyển tiền cho, thế nhưng điều lạ là nhân viên của họ lại đề nghị đưa tôi về tận nhà để lấy tiền. Lúc ấy, tôi cảm giác như mình đang bị “quây” bởi ma trận của các nhân viên tư vấn của họ. Lúc ấy, tôi rất rối và cuống, đầu óc không nghĩ được gì. Rồi họ thu của tôi 500 ngàn đồng ngay tại sự kiện và yêu cầu nộp luôn 50 triệu gọi là phí đặt cọc kỳ nghỉ gì đó. Họ đưa 1 bản hợp đồng bảo tôi ký nhưng chỉ có một bên. Phía công ty Vega Holidays họ không ký. Tôi cảm giác như mình đang bị thao túng tâm lý và rơi vào “bẫy” của họ ấy”, bà H. bức xúc.

Theo bà Hà Minh Ngọc, giám đốc chiến lược kinh doanh và bà Trịnh Thị Anh, nhân viên bộ phận pháp chế công ty cổ phần Vega Holidays thì khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thì phải chờ ít nhất đến quý 4/2025 và cho rằng công ty đang bán quyền hưởng thụ trong tương lai chứ không phải thời điểm hiện tại?
Theo bà Hà Minh Ngọc, giám đốc chiến lược kinh doanh và bà Trịnh Thị Anh, nhân viên bộ phận pháp chế công ty cổ phần Vega Holidays thì khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thì phải chờ ít nhất đến quý 4/2025 và cho rằng công ty đang bán quyền hưởng thụ trong tương lai chứ không phải thời điểm hiện tại?

Tại buổi làm việc với PV Tạp chí Phụ nữ Mới, bà Hà Minh Ngọc, Giám đốc chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Vega Holidays xác nhận có trường hợp của bà H. tham dự sự kiện của cty Vega Holidays ngày 15/11/2024 và đã đặt cọc 50.500.000 đồng ngay tại sự kiện để mua sản phẩm Vịnh Ngọc 15 năm, tuần thứ 45 với giá trị lên tới 296 triệu đồng tại khu nghỉ dưỡng Meliá Nha Trang Hotel. Tuy nhiên, hiện tại, khu nghỉ dưỡng này vẫn chưa hoàn thiện và khai trương để khách hàng sử dụng mà phải chờ ít nhất đến quý 4/2025.

Cũng theo vị giám đốc chiến lược kinh doanh này thì bà H. đã được nhân viên của công ty tư vấn bằng miệng và ký kết các giấy tờ xác nhận khi tham gia các gói này. Khi được hỏi về việc nếu khách hàng đóng đủ 100% số tiền thì liệu rằng có được sử dụng dịch vụ như cam kết trên hợp đồng không thì bà Trịnh Thị Anh, nhân viên bộ phận pháp chế cty CP Vega Holidays lại giải thích một cách rất chung chung là căn cứ theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng và cho rằng, hiện tại, dự án của chủ đầu tư vẫn đang trong giai đoạn thi công và chưa được sử dụng dịch vụ phòng hay nghỉ dưỡng ngay. Đây là công ty đang bán quyền hưởng thụ trong tương lai chứ không phải thời điểm hiện tại?

Rõ ràng, những hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có giá trị ở “thì tương lai” được Vega Holidays quảng cáo và bán cho khách hàng cũng chẳng có gì đảm bảo. Bởi nếu trường hợp dự án mà đơn vị này gọi là “khu nghỉ gốc” bán cho khách hàng không thể đảm bảo hoàn thiện hoặc vì lý do nào đó mà không thể thực hiện thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng?

“Hợp đồng của bà H. rơi vào tuần thứ 45, trong 15 năm có tổng giá trị là 296 triệu đồng. Và thời điểm ký thì chưa được sử dụng phòng ngay. Đây là mình đang bán quyền hưởng thụ trong tương lai chứ không phải ở thời điểm hiện tại. Còn mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của khách hàng và trách nhiệm của các bên thì đều được ghi rõ trong hợp đồng?!”, bà Trịnh Thị Anh nói.

Khách hàng
Biên bản xác nhận tham dự sự kiện rất
Biên bản xác nhận tham dự sự kiện rất "ngô nghê" và không có giá trị khi mà cả Bùi Trung Hiếu và Nguyễn Thị Hạnh đều không có chức năng đại diện cho công ty CP Vega Holidays và quản lý 1, quản lý 2 cùng người đại diện công ty ký xác nhận phía dưới biên bản này thực chất vẫn chỉ là một cá nhân bà Nguyễn Thị Hạnh.

Tại biên bản xác nhận chính sách đặc biệt tại sự kiện số 241070 ngày 15/11/2024 do công ty cổ phần Vega Holidays phát hành ghi nhận bà Nguyễn Thị H. đã nộp 500.000 đồng thanh toán tại sự kiện cho sản phẩm Vịnh Ngọc có giá trị 296 triệu đồng trong thời hạn 15 năm. Thế nhưng, một điều “lạ” là tại biên bản xác nhận này, người đại diện cho Vega Holidays lại là một cá nhân có tên là Bùi Trung Hiếu, hoàn toàn không trùng khớp với tên người đại diện được doanh nghiệp này công bố và thông tin tại cơ quan thuế.

Theo tìm hiểu, công ty cổ phần Vega Holidays có địa chỉ tại tầng 15 Tòa nhà Lancaster Luminaire, số 1152 đường Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội có mã số thuế là 0110158286 và người đại diện theo pháp luật hiện tại của doanh nghiệp này là ông Trần Thái Liên.

Cũng tại biên bản này ghi nhận quản lý 1 và quản lý 2 đều là bà Nguyễn Thị Hạnh. Và phía dưới phần ký đại diện công ty lại vẫn là bà Nguyễn Thị Hạnh.

Giải thích cho sự vô lý tại biên bản này, bà Hà Minh Ngọc, giám đốc chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Vega Holidays xác nhận người đại diện cty Vega holidays hiện tại là ông Trần Thái Liên chứ không phải là Bùi Trung Hiếu và quản lý 1 và 2 và cả người ký đại diện công ty phía dưới biên bản xác nhận chính sách đặc biệt tại sự kiện số 241070 ngày 15/11/2024 thực ra cũng đều là bà Nguyễn Thị Hạnh. Bà Ngọc cho rằng: “Các bạn ấy chỉ đại diện cho công ty xác nhận tại sự kiện ấy thôi?”.

Khách hàng
Khách hàng
Các trang phụ lục được in trong bản hợp đồng do công ty CP Vega Holidays phát hành cũng chỉ có chữ ký của bên mua, nghĩa là không hề có giá trị pháp lý.
Các trang phụ lục được in trong bản hợp đồng do công ty CP Vega Holidays phát hành cũng chỉ có chữ ký của bên mua, nghĩa là không hề có giá trị pháp lý.

Trong tất cả những văn bản, hợp đồng mà các nhân viên tư vấn của công ty CP Vega Holidays yêu cầu bà H. ký cũng đều thể hiện sự vô lý và không hề có giá trị pháp lý. Cụ thể, tại bản hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số: VHG – H – 240417 do doanh nghiệp này phát hành dày tới 40 trang với rất nhiều điều khoản nhưng không hề có ngày phát hành và cũng chẳng có chữ ký của đại diện bên bán(công ty CP Vega Holidays) mà chỉ có chữ ký của bên mua(bà Nguyễn Thị H.). Thậm chí, tại 4 phụ lục được in cuối hợp đồng cũng chỉ có chữ ký của bà H. mà không có chữ ký xác nhận của bên bán. Rõ ràng, việc các nhân viên công ty Vega Holidays sau khi quây vào tư vấn gói dịch vụ “hưởng thụ trong tương lai” và xoay vòng một người già gần 80 tuổi, thậm chí sẵn sàng đưa bà H. về tận nhà để…lấy tiền nộp vào công ty cho thấy quyết tâm “ốp” cho bằng được khách hàng phải nhanh chóng nộp 50.500.000 đồng của nhóm nhân viên tư vấn công ty này. Thế nhưng, nghịch lý là dù đã có được 50.500.000 đồng từ bà H. nhưng toàn bộ những văn bản xác nhận và cả bản hợp đồng được ký tại sự kiện lại chẳng hề có giá trị pháp lý.

Bà H. tố nhân viên Cty Vega Holidays tư vấn thiếu trung thực và thao túng tâm lý người già khiến tâm trí bà rất rối, thậm chí còn
Bà H. tố nhân viên Cty Vega Holidays tư vấn thiếu trung thực và thao túng tâm lý người già khiến tâm trí bà rất rối, thậm chí còn "gạ" đưa bà về tận nhà lấy tiền nộp vào cty nhằm mục đích "ốp" bà ký HĐ sử dụng dịch vụ nghỉ dưỡng và nộp tiền đặt cọc trong trạng thái không kiểm soát được cảm xúc và ý chí. 

 “Lúc ở sự kiện, dù tôi đã nói là hiện tại cô không có tiền ở đây và cô không tham gia dịch vụ nhưng nhóm nhân viên vẫn “quây” vào tư vấn cho tôi và nói sẽ đưa tôi về tận nhà để lấy tiền nộp. Tôi cảm giác họ thiếu trung thực khi tư vấn và có biểu hiện thao túng tâm lý khiến tôi rất rối và cuống. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của tôi cũng không tốt do tuổi cao và gia đình cũng lục đục từ hôm trót ký và nộp mất hơn 50 triệu đồng cho họ. Giờ xem lại mấy biên bản và hợp đồng đó mới phát hiện ra nhiều điểm bất hợp lý. Hợp đồng chỉ có tôi ký mà họ không ký thì có giá trị gì đâu. Tôi cảm giác như mình bị lừa và giờ tinh thần tôi rất suy sụp”, bà H. phân trần.

Bộ Công an nhiều lần cảnh báo về sự “biến tướng” của dịch vụ “Timeshare”

Theo quy định, các doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động khuyến mại và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện chương trình khuyến mại quy định tại Điều 13 Nghị định 81/2018/NĐ-CP và các hình thức khác theo quy định tại Khoản 9 Điều 92 Luật thương mại. Việc công ty CP Vega Holidays tổ chức các chương trình khuyến mại, tặng quà là các sản phẩm, dịch vụ tại sự kiện do doanh nghiệp tổ chức thì buộc phải đăng ký và có văn bản đồng ý của Sở Công thương Hà Nội. Tuy nhiên, tại buổi làm việc ngày 10/1, dù khẳng định là đã đăng ký và có văn bản đồng ý của Sở Công thương nhưng khi được yêu cầu cung cấp thì bà Trịnh Thị Anh lại không thể cung cấp với lí do “chưa tìm thấy” và hẹn sẽ chủ động liên hệ và cung cấp cho PV. Thế nhưng đến nay, PV vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào liên quan đến xác nhận đồng ý các chương trình khuyến mại, bán hàng của Sở Công thương Hà Nội cấp cho doanh nghiệp này?

Theo các cơ quan chức năng, hình thức tiếp cận, chào mời khách hàng tham gia dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn phổ biến tại các doanh nghiệp là tổ chức sự kiện để tặng quà, tặng kỳ nghỉ miễn phí và khảo sát nhu cầu du lịch của người dân, đặc biệt là người cao tuổi.
Theo các cơ quan chức năng, hình thức tiếp cận, chào mời khách hàng tham gia dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn phổ biến tại các doanh nghiệp là tổ chức sự kiện để tặng quà, tặng kỳ nghỉ miễn phí và khảo sát nhu cầu du lịch của người dân, đặc biệt là người cao tuổi.

Ngày 14/1/2025, thông tin phản hồi về trường hợp của bà H., bà Hà Minh Ngọc, giám đốc chiến lược kinh doanh và ông Nguyễn Công Toàn, quản lý kinh doanh công ty cổ phần Vega Holidays “gợi ý” nếu bà H. không tiếp tục tham gia sản phẩm Vịnh Ngọc với chi phí 296 triệu đồng, thời hạn 15 năm của công ty thì có thể chuyển sang gói 5 năm và nộp thêm gần 20 triệu để được sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, bà H. cho biết hiện tại do sức khỏe không tốt cộng với việc vừa mất hơn 50 triệu đồng vì bị lừa ký mấy cái văn bản và hợp đồng không có giá trị khiến bà mất hết niềm tin vào công ty này và không còn muốn tham gia, không muốn mất thêm đồng nào nữa để mua những “dịch vụ trên giấy” ở “thì tương lai” nữa. Bà cũng cho biết là đang rất suy sụp và không muốn gia đình lục đục, xáo trộn thêm vì chuyện này.

Thời gian qua, Bộ Công an, Bộ Công thương, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam và nhiều đơn vị công an các tỉnh, thành phố cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo về mô hình “sở hữu kỳ nghỉ du lịch” tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho bên mua sử dụng dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ “Timeshare” – một mô hình đang có nhiều biến tướng khiến khách hàng “tiền mất, tật mang”.

Cho dù khách hàng đóng 100 % giá trị HĐ dịch vụ nghỉ dưỡng sản phẩm Vịnh Ngọc của Vega Holidays thì ít nhất quý 4 năm 2025 mới sử dụng được. Và giá trị của bản HĐ không có căn cứ pháp lý ấy là ở
Cho dù khách hàng đóng 100 % giá trị HĐ dịch vụ nghỉ dưỡng sản phẩm Vịnh Ngọc của Vega Holidays thì ít nhất quý 4 năm 2025 mới sử dụng được. Và giá trị của bản HĐ không có căn cứ pháp lý ấy là ở "thì tương lai".

Theo các cơ quan chức năng, hình thức tiếp cận, chào mời khách hàng tham gia dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn phổ biến tại các doanh nghiệp là tổ chức sự kiện để tặng quà, tặng kỳ nghỉ miễn phí và khảo sát nhu cầu du lịch của người dân, đặc biệt là người cao tuổi.

Tại đây, các công ty sử dụng nhiều chiến lược khai thác tâm lý của người tham gia sự kiện để người dân đặt cọc, ký hợp đồng một cách vội vàng ngay cả khi chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, cũng như chưa được cung cấp, nghiên cứu hợp đồng.

Khi nhận ra sản phẩm trên thực tế không đúng nguyện vọng, người dân yêu cầu bên bán chấm dứt hợp đồng, hoàn trả tiền nhưng không được chấp nhận, họ đứng trước nguy cơ mất toàn bộ số tiền đã đóng nếu hủy ngang hợp đồng.

Trong nhiều trường hợp, song song với các chiến lược bán hàng, bên bán thiết kế sẵn điều khoản giao dịch theo hướng đẩy rủi ro cho bên mua và giành lấy sự an toàn về mặt pháp lý cho mình.

Cơ quan công an cảnh báo người dân nên cảnh giác với những lời mời chào về dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ từ những đối tượng, doanh nghiệp lừa đảo, đặc biệt là người già để tránh tiền mất, tật mang.
Cơ quan công an cảnh báo người dân nên cảnh giác với những lời mời chào về dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ từ những đối tượng, doanh nghiệp lừa đảo, đặc biệt là người già để tránh tiền mất, tật mang.

Thông thường, bên mua phải thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng trước khi sử dụng dịch vụ, phải thanh toán thêm khoản phí thường niên thả nổi và kéo dài suốt thời hạn hợp đồng cho dù không sử dụng dịch vụ, không được hủy ngang hợp đồng, nhưng có thể bị bên bán đơn phương chấm dứt hợp đồng và mất toàn bộ số tiền đã đóng.

Nghĩa vụ của bên bán được quy định trong hợp đồng rất sơ sài, lỏng lẻo, giúp bên bán hóa giải tối đa khả năng vi phạm hợp đồng.

Tại thị trường kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn của Việt Nam hiện nay, mặc dù bên mua phải thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng trước khi dịch vụ được cung cấp nhưng nhiều trường hợp, hợp đồng được ký kết bởi bên bán không sở hữu các khu nghỉ dưỡng.

Hơn nữa, trong hợp đồng không quy định biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên bán đối với bên mua, không liệt kê danh sách các khu nghỉ dưỡng cụ thể mà bên bán có nghĩa vụ cung cấp kỳ nghỉ cho bên mua, cũng như không quy định nghĩa vụ của bên bán trong việc chứng minh mối quan hệ hợp tác giữa biên bản với chủ sở hữu các khu nghỉ dưỡng tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Tạp chí Phụ nữ Mới sẽ tiếp tục thông tin.

PV

Top 3 Miss Charm 2024 quảng bá du lịch Hạ Long

Top 3 Miss Charm 2024 quảng bá du lịch Hạ Long

Sự xuất hiện của Top 3 Miss Charm 2024 trên du thuyền Luna HaLong Cruises đã mang lại một làn sóng mới cho hoạt động quảng bá du lịch tại đây.