Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, không chỉ ảnh hưởng tới hô hấp và tim mạch, mà còn gây hại nghiêm trọng đến não bộ. Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san khoa học Nature, ô nhiễm không khí đã được chứng minh làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ, trầm cảm và các rối loạn tâm thần.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các loại chất ô nhiễm như vật chất dạng hạt (PM), ozone, và các khí độc hại khác đã được liên kết với tỷ lệ cao các bệnh thần kinh như tự kỷ và suy giảm nhận thức ở trẻ em.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng 99% dân số toàn cầu đang hít thở không khí ô nhiễm vượt ngưỡng an toàn, gây ra những nguy cơ lớn đối với sức khỏe.
Các nhà khoa học hiện đang tìm hiểu cách thức mà các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến não bộ. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng các hạt bụi siêu mỏ (PM2.5) có thể xâm nhập vào máu vào não, gây ra viêm nhiễm.
Phần lớn nguyên nhân gây ô nhiễm không khí xuất phát từ các hoạt động do con người gây ra như sản xuất, giao thông, xây dựng và xử lý rác thải. Các khu vực đô thị với mật độ dân cư cao và lượng xe cô đông đặc đặc biệt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ô nhiễm không khí còn làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì...
Phụ nữ mang thai nếu sống trong môi trường ô nhiễm có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con với cân nặng thấp. Các chất ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm giảm lượng oxy cung cấp cho em bé. Trẻ em sinh ra trong môi trường ô nhiễm có thể gặp phải các vấn đề về phát triển thể chất và trí tuệ.
Người dân cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Những người nhạy cảm với ô nhiễm không khí, như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi, nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải ô nhiễm từ phương tiện giao thông, công trình xây dựng, khu vực đun nấu bằng than củi hoặc các khu vực ô nhiễm khác.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi, phế quản, huyết áp hay tim mạch…, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Việc giảm thiểu ô nhiễm không khí là yêu cầu cấp bách để bảo vệ sức khỏe của con người và bảo đảm môi trường sống lành mạnh. Các biện pháp bao gồm tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải từ xe cộ, đầu tư vào hạ tầng xanh, và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề của hiện tại, mà còn là mối nguy cơ lâu dài đối với tương lai của nhân loại. Việc hành động ngay lúc này là cần thiết để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng hơn về sau.
Tác hại của ô nhiễm không khí với sức khỏe và cuộc sống
Ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống, ô nhiễm không khí còn có những tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống.