New Delhi sử dụng mưa nhân tạo để giảm bớt ô nhiễm không khí

Các nhà khoa học Ấn Độ hy vọng kế hoạch tạo mây sẽ giúp làm sạch bầu trời tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Các nhà khoa học ở thủ đô Delhi của Ấn Độ đã vạch ra kế hoạch tạo mưa nhân tạo trong một nỗ lực độc đáo nhằm giảm khói bụi, trong khi các nhà chức trách đang nỗ lực tìm cách giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí thảm khốc ở nước này.

Kế hoạch này liên quan đến việc thả muối hoặc bạc iodua vào các đám mây từ máy bay nhằm thúc đẩy sự hình thành các giọt mưa trong một quá trình được gọi là "gieo hạt trên đám mây". Những người ủng hộ hy vọng lượng mưa tạo ra sẽ giúp loại bỏ ô nhiễm khỏi không khí bẩn.

Chính quyền khu vực Delhi cùng với các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Ấn Độ Kanpur đang chờ phê duyệt từ các cơ quan chính phủ quốc gia và hy vọng sẽ hoàn tất dự án trong tuần này.

Kế hoạch này được đưa ra sau khi chất lượng không khí ở miền bắc Ấn Độ trở lại mức khủng hoảng. Theo tập đoàn IQAir của Thụy Sĩ, Delhi là thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

New Delhi sử dụng mưa nhân tạo để giảm bớt ô nhiễm không khí- Ảnh 1.

Gây mưa nhân tạo thông qua biện pháp gieo hạt trên đám mây trong tháng này nhằm nỗ lực chống ô nhiễm không khí ở thành phố này.

Một nghiên cứu của Đại học Chicago năm nay gọi ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người ở Ấn Độ, khiến tuổi thọ trung bình của một người Ấn Độ giảm hơn 5 năm. Nghiên cứu cho thấy cư dân Delhi sẽ có sống lâu thêm 12 năm nếu chất lượng không khí trong lành hơn. 

Sự chú ý của quốc tế về tình trạng ô nhiễm không khí ở Ấn Độ đã trở thành nguồn cơn gây bối rối cho chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi. Trong giải Cricket World Cup tháng này, các cầu thủ Sri Lanka, Bangladesh và Anh đã bỏ tập hoặc sử dụng ống hít trị hen suyễn để đối phó với không khí bẩn.

Bằng chứng khoa học về hiệu quả của các nỗ lực điều chỉnh thời tiết còn hạn chế, nhưng chính quyền Ấn Độ cho biết việc tạo mây trước đó vào mùa gió mùa đã đạt được một số thành công trong việc tăng lượng mưa ở những khu vực dễ bị hạn hán. 

Các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra khoảng 300 km2 đám mây trên bầu trời Delhi, nhưng việc chấp nhận kế hoạch này còn phụ thuộc vào việc có đủ độ ẩm trong không khí trong những tuần tới hay không.

New Delhi sử dụng mưa nhân tạo để giảm bớt ô nhiễm không khí- Ảnh 2.

Thủ đô New Delhi vốn nổi tiếng là thành phố chìm trong “sương khói” vì ô nhiễm không khí nặng về và gần như không có dấu hiệu cải thiện. Ảnh: Reuters


Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã duy trì việc gieo hạt trên mây, có nhiệm vụ giảm thiệt hại do bão mưa đá, giảm bớt hạn hán và cải thiện chất lượng không khí, cũng như giúp đảm bảo thời tiết tốt xung quanh các sự kiện quan trọng như Thế vận hội Bắc Kinh 2008.

Nhưng chính chiến dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc nhằm kiểm soát khí thải công nghiệp xung quanh Bắc Kinh đã giúp làm sạch bầu không khí ô nhiễm khét tiếng của thủ đô.

Ô nhiễm không khí là vấn đề nan giải của Ấn Độ, nguyên nhân là do nhiệt độ giảm, tốc độ gió thấp, gió ứ động khiến việc phát tán ô nhiễm và tình trạng đốt rơm rạ. Hàng trăm ca tử vong sớm ở Ấn Độ cũng là do sương khói. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do pháo hoa chào mừng lễ hội Diwali. 

New Delhi sử dụng mưa nhân tạo để giảm bớt ô nhiễm không khí- Ảnh 3.

Các mức độ ô nhiễm không khí giữa 2 thành phố lớn của Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: FT

Các nhà phân tích cho rằng, trái ngược với Trung Quốc, những nỗ lực của Ấn Độ gặp trở ngại do thiếu cả ý chí chính trị và năng lực nhà nước. Một nghiên cứu hồi đầu năm tại Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi đã phát hiện ra rằng 7/8 ban kiểm soát ô nhiễm và điều tiết chất lượng không khí có tỷ lệ nhân viên kỹ thuật ít nhất là 40%.

Việc chính thức không hành động là do nhận thức của công chúng còn thấp về mối nguy hiểm của ô nhiễm không khí và các bước cần thiết để giải quyết vấn đề này. 

Chất lượng không khí đã không trở thành một vấn đề bầu cử, khiến các quan chức bị hạn chế động lực để giải quyết vấn đề.

Lavakare nói: "Chỉ có một cách để giảm ô nhiễm, đó là cắt giảm khí thải. Không có ý chí chính trị nào để biến điều này thành hiện thực. Đó là bởi vì nó không đến từ quyền lực, mà nó hiện diện ngay trong cuộc sống thường ngày".

(Nguồn: FT)

TÚC