Hàng loạt hóa thạch cổ hé lộ cái chết kỳ lạ của loài cá kỷ Jura

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện những bằng chứng bất ngờ về cách chết đặc biệt của một loài cá vây tia đã tuyệt chủng cách đây 152 triệu năm.

Một phân tích mới công bố trên Scientific Reports cho thấy cá Tharsis thuộc chi cá ăn thịt vi sinh vật đã nhiều lần tử vong khi nuốt phải những con belemnite (một loại chân đầu tương tự mực) gần bằng kích thước cơ thể chúng.

Một con cá thuộc chi Tharsis đang
Một con cá thuộc chi Tharsis đang "ngậm" một miếng belemnite.

Trong quá trình nghiên cứu các hóa thạch được khai quật tại thành hệ đá vôi Solnhofen Plattenkalk, nhà cổ sinh vật học Martin Ebert và Martina Kölbl-Ebert, Đại học Ludwig Maximilian (Munich, Đức), đã phát hiện nhiều mẫu vật cá Tharsis có phần mỏ belemnite xuyên qua mang, còn khoang miệng bị mắc chặt bởi phragmocone (vỏ bên trong) của loài chân đầu này.

Trong tất cả các trường hợp, rostrum (mỏ) của belemnite xuyên qua mang, trong khi phragmocone (vỏ trong) mắc kẹt chắc chắn trong khoang miệng”, các tác giả mô tả.

Thông thường, cá Tharsis chỉ ăn các sinh vật phù du và ấu trùng nhỏ bằng cách hút thức ăn. Hóa thạch loài cá này khá phổ biến. Ngược lại, những hóa thạch ít ỏi của belemnite, loài sinh vật trông giống như mực ống với thân dài có mũ và xúc tu, thường được tìm thấy trong tình trạng vỏ bên trong đã bị các loài sinh vật hai mảnh vỏ bám đầy, cho thấy chúng đã chết và nổi trên mặt nước.

Nhiều mẫu vật Tharsis đã được tìm thấy với những con belemnite mắc kẹt trong miệng.
Nhiều mẫu vật Tharsis đã được tìm thấy với những con belemnite mắc kẹt trong miệng.

Theo các nhà nghiên cứu, khi belemnite chết, vỏ chứa khí giúp chúng nổi lềnh bềnh. Lớp phủ bên ngoài dần bị phân hủy, thu hút các vi sinh vật hoặc tảo phát triển. Là loài không có khả năng tìm kiếm thức ăn trong điều kiện khắc nghiệt của đáy biển, cá Tharsis dường như đã hút tạp chất và tàn dư dinh dưỡng từ xác chết trôi nổi này. Thói quen “tham ăn” này đã vô tình khiến chúng nuốt phải toàn bộ phần rostrum dài của belemnite.

Khi phần mỏ belemnite lọt qua miệng và đâm vào mang, con cá không thể loại bỏ được. Dù cố gắng đẩy vật cản qua mang, chúng vẫn không có cách nào thoát ra, dẫn đến chết ngạt”, nhóm nghiên cứu kết luận.

TM (theo Yahoo)

Phát hiện 40 loài mực cổ chưa từng biết đến trong khối đá 100 triệu năm tuổi

Phát hiện 40 loài mực cổ chưa từng biết đến trong khối đá 100 triệu năm tuổi

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science đã làm sáng tỏ bức tranh sống động về đại dương thời kỳ cổ đại, khi hàng loạt loài mực từng thống trị biển cả.