Một mạng lưới lòng sông cổ đại dài hơn 15.000 km vừa được phát hiện tại khu vực Noachis Terra trên sao Hỏa, cho thấy hành tinh Đỏ từng sở hữu môi trường ẩm ướt và có thể có mưa nhiều hơn so với các giả thuyết trước đây.
![]() |
Hình ảnh màu của một dải sông uốn lượn (FSR) bằng phẳng, bị xói mòn nghiêm trọng trên sao Hỏa. Có thể thấy các cồn cát di chuyển trên đỉnh của FSR. |
Được công bố tại Hội nghị Thiên văn Quốc gia 2025 do Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia tổ chức ở Durham, phát hiện này là kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Mở (Vương quốc Anh) với sự tài trợ từ Cơ quan Vũ trụ Anh.
Nhóm khoa học đã khảo sát các “kênh đảo ngược”, vốn là những dải đất uốn khúc được hình thành từ trầm tích sông cổ bị khoáng hóa và trồi lên sau quá trình xói mòn tại vùng cao nguyên Noachis Terra, nơi từng ít được nghiên cứu do thiếu các thung lũng rãnh cổ.
Sử dụng dữ liệu được thu thập từ 3 thiết bị trên quỹ đạo, gồm camera ngữ cảnh CTX, hệ thống laser MOLA và camera độ phân giải cao HiRISE, kết quả cho thấy các cấu trúc này không chỉ phân bố rộng mà còn kéo dài hàng trăm km, cao hàng chục mét so với bề mặt xung quanh. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình hình thành đã kéo dài trong điều kiện bề mặt tương đối ổn định, có thể do mưa kéo dài.
“Nghiên cứu sao Hỏa, đặc biệt ở những vùng ít được khám phá như Noachis Terra, thật sự rất thú vị, vì đây là môi trường hầu như không thay đổi suốt hàng tỷ năm. Nó giống như một chiếc hộp thời gian ghi lại những quá trình địa chất cơ bản mà chúng ta không thể quan sát được trên Trái Đất", Adam Losekoot, nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết.
![]() |
Hơn 15.000 km sông hóa thạch đã được tìm thấy trên sao Hỏa, cung cấp bằng chứng đáng kinh ngạc rằng nước mưa đã từng chảy qua bề mặt, định hình lại hiểu biết của chúng ta về khí hậu trong quá khứ của hành tinh này. |
Theo nhóm nghiên cứu, mạng lưới sông cổ được cho là hình thành vào khoảng 3,7 tỷ năm trước. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thời kỳ Noachian và Hesperian và là thời kỳ có nhiều biến đổi lớn về địa chất và khí hậu.
Phát hiện này đặt ra thách thức với quan điểm phổ biến rằng sao Hỏa cổ đại chủ yếu là hành tinh lạnh và khô, chỉ có vài đợt tan băng ngắn tạo ra các thung lũng cô lập. Thay vào đó, nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy hành tinh này từng có khí hậu ẩm ướt kéo dài, với nước chảy lan rộng trên bề mặt.
Phát hiện một “siêu Trái đất” ẩn mình suốt 1,6 tỷ năm
Phát hiện này là bước ngoặt đối với giới khoa học trong hành trình tìm kiếm một Trái đất thứ hai.