Hiện nay, Mỹ là quốc gia có lượng tài khoản TikTok lớn nhất, khoảng 170 triệu người dùng Mỹ tương tác với nền tảng này. Tuy nhiên, trước nguy cơ TikTok có thể bị cấm hoạt động, số người dùng Mỹ bắt đầu tìm kiếm các ứng dụng giải trí giảm thời gian thay thế khác.
Thay vì quay trở lại với Facebook hoặc Instagram thì họ lựa chọn nhiều ứng dụng thú vị đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điều này khiến cho cơn đau đầu của các nhà lập pháp Mỹ không hề tiêu tan.
Hiện nay, Bigo Live cũng đang được người dùng Mỹ cân nhắc khi có tính năng phát trực tiếp phổ biến trên TikTokish. Hoặc Likee, nơi cung cấp các tùy chọn chỉnh sửa và chia sẻ video tương tự và có hơn 100 triệu người dùng trên khắp thế giới. Ngoài ra còn có Hago, ứng dụng kết hợp mạng xã hội và trò chơi điện tử, đã đạt được khoảng 500 triệu lượt tải xuống.
Đáng chú ý hơn, công ty của 3 ứng dụng này đều có trụ sở tại Trung Quốc đại lục và phát triển mạnh mẽ trên nền tảng internet ở phương Tây từ ứng dụng chơi game, mạng xã hội đến thể dục và chỉnh sửa hình ảnh.
Trong đó, 30 nhà sản xuất trò chơi điện tử lớn nhất Trung Quốc chiếm 18% doanh thu toàn cầu của ngành này bên ngoài Trung Quốc. Shein, hãng bán quần áo giá rẻ, chủ yếu cho người Mỹ, được cho là đã bán được hàng chục tỉ USD vào năm ngoái. Temu, có trụ sở ở Boston thuộc sở hữu của một thương gia điện tử ở Trung Quốc, có thể đã kiếm được vài tỉ USD và được niêm yết ở New York.
Ngoài ra, các dịch vụ khác của Trung Quốc cũng đang tràn vào Mỹ. Daily Yoga, một ứng dụng phổ biến với những người đam mê tập thể dục. CapCut, một trong những ứng dụng chỉnh sửa video phổ biến nhất thế giới, thuộc sở hữu của ByteDance. Tương tự như Lemon8, Portrait hay reelShort đều là những sản phẩm công nghệ thuộc quyền sở hữu của các công ty Trung Quốc.
Năm 2023, 4 trong số 10 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ đến từ các công ty Trung Quốc đều nằm trong Top 5 lượt tải nhiều nhất. Điều này cho thấy, nếu lệch cấm TikTok có hiệu lực, đây có thể sẽ là sự kiện mở đường cho các ứng dụng của Trung Quốc khác bị chính quyền Mỹ nhắm tới.