Khu vực mua sắm vốn được du khách nước ngoài ưa chuộng, từng được người dân địa phương xem như đã "chết vì COVID". Nhưng sau đại dịch, khách du lịch nước ngoài, trong đó có cả Nhật Bản và Trung Quốc, đã đổ xô quay trở lại và giúp Myeongdong lấy lại danh hiệu khu thương mại đắt đỏ nhất Hàn Quốc.
Vào một ngày đầu tháng 10 tại cửa hàng Honey Butter Almond, khách du lịch nước ngoài đã chất đầy giỏ những quả hạnh nhân có hương vị để làm quà lưu niệm. Cửa hàng chiếm hết cả tầng 1 của tòa nhà thương mại 11 tầng với vị trí đắc địa gần ga tàu điện ngầm Myeongdong.
Honey Butter Almond là doanh nghiệp đầu tiên chuyển đến tòa nhà kể từ khi đại dịch kết thúc, phần lớn tòa nhà đã bị bỏ trống trong hai năm rưỡi.
Với diện tích sàn 1.000 m2, cửa hàng này rộng lớn một cách bất thường đối với một cửa hàng bán đồ ăn nhanh. Vị trí này trước đây là cửa hàng hàng đầu của Uniqlo tại Hàn Quốc với 4 tầng. Sau khi Uniqlo mở cửa hàng vào năm 2011, nó đã thu về tới 2 tỷ won (1,5 triệu USD) trong ngày đầu tiên hoạt động.
Theo Viện Bất động sản Hàn Quốc, viện nghiên cứu trực thuộc chính phủ, giá thuê thương mại ở Myeongdong là cao nhất ở Hàn Quốc, trung bình 620.000 won (458 USD/tháng cho 3,3 m2).
Mặc dù giá thuê giảm khoảng 40% so với số liệu trước đại dịc, nhưng chúng vẫn cao hơn 70% so với giá thuê ở quận Gangnam cao cấp của thủ đô, nơi có giá thuê cao thứ hai trong số các khu mua sắm của Hàn Quốc.
Tỷ lệ trống của Myeongdong đang giảm dần. Tính tới quý 2/2023, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 35,8%.
Dạo quanh Myeongdong, tỷ lệ trống hiện tại có vẻ là khoảng 10% - 20%. Một số tòa nhà ở trong hẻm, ngõ nhỏ đang được cải tạo, nhưng không có cửa hàng này bị bỏ trống trên trục phố chính của Myeongdong.
Dọc con phố này - nơi tập trung các cửa hàng bán mỹ phẩm, túi xách và nhiều cơ sở kinh doanh khách sạn, nhân viên cửa hàng đang giới thiệu sản phẩm, dịch vụ bằng tiếng Nhật và tiếng Trung. Đây cũng là nhóm khách quốc tế trở lại đây nhiều nhất, giúp Myeongdong lấy lại danh hiệu khu phố mua sắm đắt đỏ nhất Hàn Quốc.
Lịch sử của Myeongdong có thể bắt nguồn từ thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20. Khu Myeongdong đã từng bị Nhật chiếm đóng và biến nó thành trung tâm thành phố. Sau khi Seoul được giải phóng, nơi đây trở thành điểm tập trung mua sắm lớn của thủ đô.
Theo thời gian, Myeongdong chuyển mình và trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật của Seoul. Các quán ăn, cửa hàng, khu vui chơi… lũ lượt mọc lên. Cứ vậy, nơi đây ngày càng nhộn nhịp. Cho đến nay, Myeongdong là trung tâm mua sắm được ưa thích giữa lòng thủ đô.
Chợ Myeongdong phân thành 2 khu. Khu phố chính kéo dài với các cửa hàng mang thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới như Chanel, Mango, Zara…
Những thương hiệu bình dân khác sẽ nằm ở hẻm bên. Với sự phân khu như vậy, khách hàng có thể dễ dàng tìm đến địa điểm yêu thích. Khách đến mua sắm tại khu phố chính đa số là ngôi sao giải trí, doanh nhân và thương gia. Những người có thu nhập bình dân và học sinh, sinh viên thường mua đồ ở khu hẻm.
Giờ đây, hơn 2.000 cửa hàng tập trung ở khu vực trung tâm Myeongdong, có diện tích hơn nửa km2 với một vài tòa nhà cao tầng nằm rải rác bên trong.
Giờ đây, khi COVID đã giảm bớt và hoạt động du lịch xuyên biên giới đã tiếp tục trở lại, một chủ bất động sản bày tỏ quan điểm "Thấy không? Myeongdong sống lại nhờ có du khách nước ngoài."
Ngoài mua sắm, thưởng thức ẩm thực là việc không thể bỏ lỡ nếu có dịp đến chợ đêm Myeongdong. Tại đầu và cuối các con phố có rất nhiều hàng quán bán đồ ăn. Giá cả phải chăng mà các món ăn đều rất ngon. Có những món được chế biến ngay tại chỗ giúp thực khách có thể tìm hiểu cách thức làm.
(Nguồn: Nikkei)