Loại quả "màu sao tên y vậy" giúp làm đẹp da, chống lại bệnh tim và sỏi thận

Bên cạnh hương vị thơm ngon, cam còn nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe. Đây là lý do tại sao nên tiêu thụ chúng hàng ngày.

Cam không chỉ được dùng như một món ăn nhẹ mà còn là nguyên liệu chính trong các món ăn khác nhau. Ăn một quả cam mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể khả năng điều hòa và sức bền của cơ thể.

Điều này phần lớn là do các vitamin có trong các loại trái cây họ cam quýt này. Lấy vitamin C chẳng hạn. Một quả cam chứa một lượng vitamin C tương đương với lượng vitamin C bạn có thể nhận được từ 10 quả táo, 12 quả chuối hoặc 30 quả mơ. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả.

1. Cam giúp tăng cường miễn dịch

Cam rất giàu vitamin C, một yếu tố cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Vitamin này giúp chống nhiễm trùng, ngăn ngừa cảm lạnh và cúm, đồng thời bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra.

Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 75mg đối với phụ nữ và 90mg đối với nam giới. Trong khi đó, một quả cam cỡ trung bình chứa khoảng 70mg vitamin C, gần như đáp ứng được những yêu cầu này.

Loại quả

2. Cam cải thiện sức khỏe làn da

Ngoài vitamin C, cam còn chứa các chất chống oxy hóa khác như beta-carotene, flavonoid và axit folic có tác động tích cực đến tình trạng của da.

Beta-carotene đóng vai trò là tiền chất của vitamin A, quan trọng đối với sức khỏe của da, tóc và móng. Flavonoid bảo vệ da chống lại tia UV, chống lão hóa sớm. Hơn nữa, axit folic hỗ trợ tổng hợp collagen, thành phần chính của mô liên kết của da.

3. Cam hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu

Với chỉ số đường huyết thấp, cam tránh gây ra sự gia tăng mạnh lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ. Chúng cũng giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate – mang lại cảm giác no và ổn định lượng glucose.

Chất xơ còn giúp giảm mức cholesterol và ngăn ngừa táo bón. Lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày là 25 gam đối với phụ nữ và 38 gam đối với nam giới. Một quả cam cỡ trung bình cung cấp khoảng 3 gam chất xơ, chiếm 12% lượng khuyến nghị.

Loại quả

4. Cam bảo vệ chống lại bệnh tim và ngăn ngừa sỏi thận

Là nguồn cung cấp kali, cam rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cả tim và hệ thần kinh. Kali hỗ trợ điều hòa huyết áp và nhịp tim, bảo vệ chống lại chứng tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Sự thiếu hụt khoáng chất quan trọng này có thể dẫn đến chuột rút, co giật, suy nhược và rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, cam còn chứa citrate, một hợp chất hóa học có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi thận từ canxi và oxalate. Tiêu thụ cam hoặc nước cam có thể hỗ trợ phòng ngừa sỏi thận bằng cách tăng nồng độ citrate trong nước tiểu và giảm nguy cơ kết tinh muối.

5. Cam giảm nguy cơ ung thư

Cam chứa D-limonene, một hợp chất được biết đến là có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư da và thậm chí là ung thư vú.

Vitamin C và chất chống oxy hóa có trong cam đều quan trọng để xây dựng khả năng miễn dịch của cơ thể - chúng giúp chống lại bệnh ung thư. Bản chất dạng sợi của cam cũng giúp nó có tác dụng bảo vệ khỏi ung thư. Theo một nghiên cứu, có tới 15% trường hợp ung thư xảy ra do đột biến DNA, điều này có thể được ngăn ngừa bằng vitamin C.

Ngoài ra, theo tờ Times of India, cam cũng tốt cho mắt, kiềm hóa cơ thể, chống táo bón, giúp hấp thu tốt hơn, giảm cholesterol...

Lưu ý khi ăn cam

Theo Healthline, cam không có nhiều tác dụng phụ được biết đến. Tuy nhiên, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp phải tình trạng tăng các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như ợ nóng và trào ngược khi ăn trái cây họ cam quýt. Điều này là do hàm lượng axit citric và axit ascorbic (vitamin C) cao của chúng.

Nguồn và ảnh: Healthline, Times of India, essanews.com

Mỹ Diệu

Loại quả giàu vitamin C gấp 21 lần táo, không chỉ có công dụng tăng sinh collagen mà còn giúp hạ đường huyết nhanh

Loại quả giàu vitamin C gấp 21 lần táo, không chỉ có công dụng tăng sinh collagen mà còn giúp hạ đường huyết nhanh

Loại quả này cũng rất giàu vitamin E nên có khả năng làm giảm nếp nhăn, giảm tác hại của tia cực tím, tác nhân gây ung thư da.