Mua đệm mới về thấy có tấm màng nhựa, nên tháo hay không? Việc đơn giản nhưng vẫn nhiều người không biết

Tấm màng nhựa được bọc bên ngoài với tác dụng bảo vệ chiếc đệm mới. Vậy sự thật là người dùng có nên tháo, xé nó ra hay không?

Hiện nay, các loại đệm hay nệm là vật dụng không thể thiếu trong phòng ngủ của mỗi gia đình, dù cho là vào mùa lạnh hay mùa nóng. Những chiếc đệm, nệm, góp phần mang lại giấc ngủ ngon hơn, êm ái, thoải mái hơn cho người dùng. Đồng thời nhiều chứng minh cũng đưa ra kết quả rằng, nằm đệm khi ngủ giúp bảo vệ cột sống hay khung xương con người được tốt hơn. 

Sử dụng quen thuộc là vậy tuy nhiên vẫn nhiều người dùng chưa thực sự hiểu hết về cấu tạo cũng như các cách sử dụng sao cho đúng với tấm đệm, nệm nhà mình. Trong đó có một điều ngay từ khi mới mua đệm về. Thông thường khi mua đệm mới, bên ngoài vật dụng sẽ được bọc một lớp nilon cứng. Công dụng của lớp nilon này là để bảo vệ bề mặt đệm khỏi bụi bẩn trong quá trình trưng bày, đóng gói cũng như vận chuyển tới người mua. 

Nhiều người dùng thường có thói quen "tiếc rẻ" lớp nilon này, vì vậy đã giữ lại trong suốt thời gian sử dụng. Một số lý do khác cho việc giữ lại lớp nilon có thể kể tới như giúp bảo vệ đệm tốt hơn, giúp đệm luôn được sạch đẹp như mới. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây lại là một suy nghĩ vô cùng sai lầm. 

Mua đệm mới về thấy có tấm màng nhựa, nên tháo hay không? Việc đơn giản nhưng vẫn nhiều người không biết  - Ảnh 1.

Lớp nilon bọc đệm mới thường được nhiều người giữ lại, tuy nhiên điều này là không nên (Ảnh minh họa)

Vì sao nên bóc/xé lớp nilon bọc đệm mới ra?

Về cơ bản, lớp nilon bọc đệm cũng chỉ như lớp nilon bọc bao thiết bị gia dụng, đồ dùng gia đình khác. Các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm cho biết, lớp nilon này có khả năng sinh ra lượng chất độc hại và vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như chất lượng không khí trong phòng ngủ, hoặc gây bất tiện cho quá trình sử dụng của người dùng. 

Nhiều chứng minh cho thấy, qua một đêm ngủ, tuyến mồ hôi từ cơ thể con người có thể bài tiết ra gần 1 lít hơi nước. Nếu nằm trực tiếp trên bề mặt đệm, lượng hơi nước này sẽ được thấm hút. Tuy nhiên nếu vẫn giữ lớp nilon trên đệm, chúng sẽ đọng lại, gây ra cảm giác ẩm ướt mất vệ sinh, từ đó sản sinh ra vi khuẩn, thậm chí là mùi hôi khó chịu.  

Mua đệm mới về thấy có tấm màng nhựa, nên tháo hay không? Việc đơn giản nhưng vẫn nhiều người không biết  - Ảnh 2.

Lâu ngày, chính lớp nilon sẽ trở thành nơi ẩn chứa vi khuẩn, ảnh hưởng tới người sử dụng (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, nếu khi con người nằm lên đệm, lớp nilon sẽ vô tình tạo ra tiếng ồn, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và trải nghiệm của người dùng. Chính vì vậy khi mua đệm, nệm mới về, người dùng hãy bóc, xé hoặc tháo bỏ hoàn toàn lớp nilon bọc ngoài vật dụng rồi mới tiến hành sử dụng. Tốt hơn hết là tháo lớp nilon ra rồi để đệm thoáng khí từ 3-5 tiếng rồi sử dụng bình thường. 

Thông thường khi tháo bỏ lớp nilon ra, vật dụng sẽ luôn có một mùi rất đặc trưng. Các nhà sản xuất và phân phối nói thêm, mùi này hoàn toàn vô hại và sẽ biến mất dần sau thời gian con người sử dụng, khoảng vài tuần, người dùng không cần quá lo lắng về mùi này.

Những lưu ý khi sử dụng đệm 

Bên cạnh việc bóc lớp nilon bên ngoài tấm đệm mới, dưới đây cũng là một số lưu ý khác người dùng có thể tham khảo, áp dụng khi sử dụng đệm để vật dụng duy trì được sự hiệu quả và tuổi thọ. 

1. Nên dùng thêm miếng bảo vệ đệm

Nếu người dùng vẫn muốn bảo vệ bề mặt đệm không bị tấn công bởi bụi hay các chất bẩn thường ngày, hãy trang bị những tấm bảo vệ đệm. Những tấm này là tấm lót vải dày khoảng 3-7cm, thường làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp. Người dùng có thể bao phủ lên trên bề mặt đệm, cố định với đệm bằng 4 chun được trang bị ở 4 góc. 

Không chỉ bảo về đệm khỏi chất bẩn, những tấm lót bảo vệ này còn đem lại sự thoáng khí, cảm giác êm ái hơn cho người sử dụng. Đây cũng chính là vật dụng được nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng trang bị cho giường ngủ trong phòng. 

Mua đệm mới về thấy có tấm màng nhựa, nên tháo hay không? Việc đơn giản nhưng vẫn nhiều người không biết  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

2. Vệ sinh đệm bằng phương pháp an toàn

Là vật dụng có kích thước lớn, việc vệ sinh đệm chưa bao giờ là dễ dàng với đại đa số người sử dụng. Tuy nhiên cũng đừng vì vậy mà bỏ qua công đoạn này. Nếu người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm, tốt hơn hết hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các đơn vị vệ sinh đệm chuyên nghiệp. Các đơn vị này sẽ có những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất, đảm bảo vệ sinh sạch đệm mà vẫn bảo toàn độ bền cho vật dụng. Việc vệ sinh đệm nên được tiến hàng khoảng 6-12 tháng/lần. 

Với một số vết bẩn nhỏ xuất hiện trên đệm, người dùng có thể áp dụng các biện pháp như dùng baking soda, viên giặt quần áo, xà phòng... kết hợp với khăn mềm, ẩm để chà nhẹ lên đệm. Vấn đề sẽ được giải quyết. Khi phát hiện vết bẩn, đặc biệt là vết bẩn bởi chất lỏng, hãy cố gắng xử lý càng sớm càng tốt. 

Mua đệm mới về thấy có tấm màng nhựa, nên tháo hay không? Việc đơn giản nhưng vẫn nhiều người không biết  - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

3. Thay đổi ga giường thường xuyên

Phủ lên trên tấm đệm sẽ thường là ga giường cũng như đặt chăn gối của người dùng. Vì vậy hãy giặt chúng thật sạch sẽ và thay mới thường xuyên. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tính vệ sinh của chiếc đệm bên dưới. 

4. Không tác động mạnh, nhảy lên đệm

Mục đích chính của đệm là giúp tăng sự thoải mái, êm ái và góp phần tạo ra giấc ngủ ngon cho con người. Vì vậy vật dụng sẽ suy giảm tuổi thọ nhanh hơn bao giờ hết khi liên tục phải chịu những tác động quá mạnh như việc nhảy lên đệm. Nhiều gia đình muốn thử sự đàn hồi của đệm nên sẽ nhảy lên liên tục, tuy nhiên việc này sẽ khiến lò xo đệm bị hỏng nhanh chóng, gây lún, hỏng đệm. 

Theo Aboluowang, Tổng hợp

Thu Phương

Căn hộ 26m2 nhưng có đến 2 phòng ngủ, xem thiết kế mới thấy gia chủ sắp xếp khéo léo thế nào

Căn hộ 26m2 nhưng có đến 2 phòng ngủ, xem thiết kế mới thấy gia chủ sắp xếp khéo léo thế nào

Chủ căn hộ gây ấn tượng bởi sự khéo léo trong cách sắp xếp, bố trí không gian để tối ưu hóa diện tích có phần hạn chế.