Mỹ chi gần 1 tỷ USD để phát triển tên lửa hành trình siêu thanh

Không quân Mỹ vừa trao một hợp đồng trị giá 985 triệu USD cho Raytheon Technologies để công ty này phát triển tên lửa hành trình siêu thanh.

Hợp đồng này đánh dấu việc chuyển chương trình Tên lửa hành trình tấn công Hypersonic, hay còn gọi là HACM, ra khỏi giai đoạn thí nghiệm và bắt đầu giai đoạn biến nó trở thành một vũ khí có thể được sử dụng trong chiến đấu.

Theo thỏa thuận, chương trình HACM sẽ lấy thiết kế nguyên mẫu của Raytheon và chuẩn bị để nó được tích hợp vào một máy bay chiến đấu có thể được sử dụng trong thực chiến, Không quân Mỹ cho biết trong một thông cáo hôm thứ Năm.

Mỹ chi gần 1 tỷ USD để phát triển tên lửa hành trình siêu thanh - Ảnh 1.

Ảnh chụp tại đường thử nghiệm tốc độ cao Holloman tại Căn cứ Không quân Holloman, Hoa Kỳ. Ảnh: Không quân Hoa Kỳ

Lực lượng Không quân Mỹ cho biết HACM sẽ là vũ khí phòng không phóng từ trên không có thể tấn công các mục tiêu có giá trị cao trong môi trường có tranh chấp và có thể bắn từ khu vực ngoài tầm kiểm soát của hệ thống phòng không đối phương và Lực lượng Không quân Mỹ hy vọng sẽ có HACM có thể được sử dụng trong chiến đấu vào năm tài chính 2027.

Các vũ khí siêu thanh như HACM có thể bay với tốc độ gấp nhiều lần tốc độ âm thanh và có thể cơ động trong quá trình bay khiến chúng khó bị kẻ thù theo dõi và bắn hạ.

Trong một cuộc chiến tương lai chống lại kẻ thù có hệ thống phòng không tiên tiến, chẳng hạn như Trung Quốc, vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công tốt các mục tiêu có giá trị trong các hệ thống phòng thủ của đối phương từ khoảng cách xa.

Một máy bay chiến đấu được trang bị HACM có thể bay đến rìa của hệ thống phòng thủ đối phương và sau đó khai hỏa. Động cơ phản lực của HACM có thể đạt tốt độ khoảng Mach 5, nó có thể bay nhanh hơn và né tránh hệ thống phòng không trên đường tới mục tiêu.

"HACM là một ví dụ điển hình về việc phát triển và tích hợp các khả năng chiến đấu cùng với các loại phương tiện chiến đấu khác", Tham mưu trưởng, Tướng CQ Brown cho biết trong thông cáo. "HACM sẽ cung cấp cho các chỉ huy sự linh hoạt về chiến thuật để nắm giữ các mục tiêu có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian, đồng thời duy trì máy bay ném bom cho các mục tiêu chiến lược khác".

Hợp đồng đánh dấu sự kết thúc của hơn một năm cạnh tranh giữa các nhà thầu quốc phòng lớn để chứng minh ý tưởng của họ sẽ đi vào hoạt động thực tế.

Không quân Mỹ và Australia đã hợp tác vào năm 2020 để phát triển các nguyên mẫu tên lửa hành trình siêu thanh hoạt động bằng khí nén theo một thỏa thuận dự án song phương được gọi là Thử nghiệm Nghiên cứu Chuyến bay Tích hợp Southern Cross, hay SCIFiRE.

Vào tháng 6/2021, Không quân Mỹ đã trao hợp đồng SCIFiRE 15 tháng cho Raytheon, Boeing và Lockheed Martin để hoàn thiện thiết kế sơ bộ của họ cho một tên lửa hành trình siêu thanh. Không quân Mỹ cho biết Hoa Kỳ và Úc sẽ tiếp tục hợp tác về thiết kế và phát triển của HACM theo thỏa thuận SCIFiRE.

Một phần của sự hợp tác liên tục này sẽ bao gồm việc sử dụng cơ sở hạ tầng thử nghiệm của Úc cho các chuyến bay thử nghiệm toàn diện đầu tiên của HACM.

Các quan chức trong ngành nói với các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc hồi đầu năm nay rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng để thử nghiệm siêu âm thanh đã là một trở ngại lớn cho việc phát triển loại vũ khí này ở Hoa Kỳ. Các nhà lập pháp và các quan chức DoD đã tìm cách mở rộng khả năng thử nghiệm của Mỹ để khắc phục điều này.

(Nguồn: Defense News)

N.MINH