Nắng nóng kéo dài, cần lưu ý điều gì nhằm bảo vệ sức khỏe?

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, người dân cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp nhằm bảo vệ cơ thể.

Những ngày qua, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ xuất hiện những đợt nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 40 độ C, có nơi trên 40 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 30-50%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10 - 18 giờ. Dự báo thời tiết nắng nóng gay gắt này còn kéo dài đến đầu tháng 7.

Thời tiết nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sức khỏe của người dân. Vì vậy, trong những ngày nắng nóng gay gắt, nền nhiệt chạm ngưỡng 40 độ C, người dân cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp nhằm bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ:

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể

Trời nóng làm cơ thể mất nước nhiều hơn, do đó bạn cần tăng cường nạp thêm nước để bù vào lượng nước đã mất. Theo tính toán, cứ khoảng 0.9 kg cân nặng cần 28.4ml nước. Như vậy mỗi ngày, một người nặng khoảng 58 kg cần uống ít nhất 8 ly nước cỡ trung bình. Tuy nhiên, khi bạn lao động nặng và mất nước nhiều, bạn có thể uống nhiều hơn. Khi uống, nên nhấp từng ngụm nhỏ, tránh uống lượng nước lớn một lúc.

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất. Nguồn: kinhtechungkhoan.vn
Nước lọc là lựa chọn tốt nhất. Nguồn: kinhtechungkhoan.vn

Đừng uống các loại chất lỏng có chứa cồn hay quá nhiều chất đường, bởi chúng chỉ làm cơ thể thêm mất nước. Tránh các loại đồ uống lạnh vì nó có thể gây co dạ dày (“chuột rút”).

Tăng cường ăn rau xanh và trái cây nhiều nước

Tránh thức ăn nóng và khó tiêu. Ăn thức ăn mát, đặc biệt là salad và trái cây nhiều nước. Ngoài ra, cần bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày, vừa giúp tăng cường sức đề kháng, lại giúp bù nước cho cơ thể.

Bạn có thể uống thêm viên bổ sung muối để cân bằng các khoáng chất bị mất qua mồ hôi. Tuy nhiêu, điều này cũng không bắt buộc vì hầu hết thức ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày đã có đủ lượng muối cần thiết.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Tuyệt đối không đi ra ngoài nắng, nhất là đường bê tông và đường nhựa vào những giờ cao điểm, từ 11h đến 14h.

Nếu bạn bắt buộc phải ra nắng thì cần đảm bảo chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Khi đi ra ngoài nắng cần được đội mũ rộng vành, đeo kính, khẩu trang… che chắn cẩn thận, tránh để ánh nắng chiếu thẳng trực tiếp lên da.

Tuyệt đối không đi ra ngoài nắng trong khung giờ cao điểm, từ 11h đến 14h. 
Tuyệt đối không đi ra ngoài nắng trong khung giờ cao điểm, từ 11h đến 14h. 

Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, tìm chỗ nghỉ ngơi.

Lựa chọn trang phục thoáng mát

Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại chất liệu mỏng không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng này có thể hấp thụ nhiệt.

Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kiếng mát để bảo vệ mắt. Tắm nước ấm hoặc tắm dưới vòi sen. Thường xuyên rắc nước lên da, quần áo hoặc giữ một tấm vải ẩm phía sau cổ.

Lưu ý khi luyện tập thể dục thể thao

Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, bạn có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng.

Thời gian tập luyện thể dục thể thao thích hợp nhất là lúc mặt trời gần mọc hay sắp lặn. Nguồn: baovegiadinhviet.com
Thời gian tập luyện thể dục thể thao thích hợp nhất là lúc mặt trời gần mọc hay sắp lặn. Nguồn: baovegiadinhviet.com

Nếu bạn thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu bạn thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt.

Một số cách giúp làm hạ nhiệt độ trong nhà

Cải tạo mái nhà càng dày càng tốt, đặc biệt có lớp xốp cách nhiệt thì khí hậu khu vực sống sẽ ôn hòa hơn.

Sử dụng quạt hơi nước, quạt hơi đá, hệ thống phun sương vào vị trí tiếp xúc nhiều với nhiệt nóng như cửa sổ, cửa nhà thì sẽ làm hạ nhiệt xuống đáng kể.

Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều không khí và nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao, nên tốt nhất trong khoảng thời gian này cần đóng cửa, kéo rèm tránh nhiệt nóng tràn vào nhà.

Chăm sóc đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương: người già và trẻ nhỏ

Trẻ em dưới 4 tuồi, người lớn trên 65 tuổi, người thừa cân hoặc các bệnh nhân là đối tượng thích nghi chậm khi nhiệt độ thay đổi. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do hệ thống tỏa mồ hôi của cơ thể các bé chưa phát triển.

Các trò chơi vận động cũng như thời tiết nắng nóng khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, nên phải tắm rửa thường xuyên để giữ vệ sinh thân thể. Nên tắm nước mát vừa phải, không tắm ngay khi vừa đi nắng về và khi đang đổ mồ hôi, dễ khiến trẻ bị ốm.

Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng rất dễ bị tổn thương khi thời tiết nắng nóng kéo dài, do đó cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc những đối tượng trên. Nguồn: zing.vn
Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng rất dễ bị tổn thương khi thời tiết nắng nóng kéo dài, do đó cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc những đối tượng trên. Nguồn: zing.vn

Mùa hè nắng nóng cũng là điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh, dễ gây mất nước, nhiễm trùng và sốt cho trẻ. Do vậy, lưu ý trẻ luôn uống nước thường xuyên, bổ sung nước trái cây tươi tăng cường vitamin. Nhớ cắt móng tay của trẻ thật ngắn và cho trẻ rửa tay trước khi ăn uống để tránh nguy cơ bị tiêu chảy, hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh, nước đá.

Không để trẻ một mình trong ô tô để tránh những trường hợp trẻ bị sốc nhiệt trên xe, gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và thần kinh của trẻ.

Minh Khang (t/h)

Hà Nội hứng chịu 3 ngày nắng nóng cao điểm với nhiệt độ lên đến 39 độ C

Hà Nội hứng chịu 3 ngày nắng nóng cao điểm với nhiệt độ lên đến 39 độ C

Hai trang dự báo Accuweather và Windy cũng cho thấy nhiệt độ ở Hà Nội ở mức cao, đạt đỉnh trong khung giờ 15h-17h.