Có thể thấy dù đưa ra các con số dự báo khác nhau về lãi suất tiết kiệm, tuy nhiên điểm chung của các dự báo cho thấy, việc lãi suất tiết kiệm tăng trong thời gian tới dường như là việc "không thể đảo ngược".
Điều đáng nói, lãi suất tiết kiệm tăng, đầu ra chắc chắn các doanh nghiệp phải gánh chịu và gia tăng áp lực lạm phát vốn đang hiện hữu và ngày càng bộc lộ rõ nét. Đây cũng là một phần lý do suốt trong nửa đầu năm nay, dù cuộc đua lãi suất "nóng" lên từng ngày song Agribank vẫn đứng ngoài cuộc.
Hơn nữa, nguồn lực trong dân là hữu hạn, biểu hiện ở chỗ huy động vốn năm nay không cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, trong khi tín dụng tăng mạnh. Vì vậy, khi các ngân hàng muốn hút vốn thực ra là "giật" từ ngân hàng nọ sang ngân hàng kia, châm ngòi cho cuộc đua tăng lãi suất.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng đưa ra dự báo cho rằng, áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tới đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Do vậy, lãi suất huy động cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng khoảng 1 - 2%/năm trong cả năm 2022.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10.
Chẳng hạn như tại ACB, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng được điều chỉnh mức tăng mạnh nhất tới 0,9%/năm, đưa lãi suất kỳ hạn này lên mức 5,5%/năm thay vì 4,6%/năm như trước đó.
Đáng chú ý, trong lần điều chỉnh lãi suất này còn có cả các ngân hàng lớn có vốn Nhà nước nhập cuộc.
Theo đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lần đầu tiên trong suốt 3 năm qua, điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,1%/năm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, áp dụng ở mức 5,6%/năm.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) mới đây cũng tăng nhẹ lãi suất các khoản gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng thêm 0,1%/năm, lên mức 5,6%/năm. Đây là mức lãi suất tiền gửi cao nhất đang được áp dụng tại ngân hàng này.
Trước đó, tính đến cuối tháng 6, nhóm ngân hàng có gốc quốc doanh này đã có tháng thứ 12 liên tiếp không điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 6 tháng, duy trì ở mức 3,78%/năm; trong khi nâng nhẹ lãi suất kỳ hạn 12 tháng thêm 0,05 điểm phần trăm lên mức 5%/năm sau 10 tháng không thay đổi.
Các chuyên gia tại Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, mặc dù trong thời gian tới, lãi suất sẽ chịu áp lực tăng khi NHTW nhiều nước lớn đã mạnh lãi suất để ứng phó với lạm phát.
Dù vậy, các chuyên gia duy trì dự báo lãi suất sẽ không tăng quá mạnh, chỉ ở quanh mức 0,5 điểm % so với cuối năm 2021 để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Tổng Hợp