Ngoài TikTok, Mỹ sẽ cấm những ứng dụng nào khác của Trung Quốc?

Tổng thống Donald Trump và các quan chức cao cấp của Mỹ đang cân nhắc việc cấm TikTok, nhưng các ứng dụng, dịch vụ khác chạy trên phần mềm của Trung Quốc cũng có thể sẽ bị nhắm tới.

Cụ thể, Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 5/8 cho biết muốn xóa các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc, bao gồm TikTok và ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent, cũng là sản phẩm duy nhất bị ông Pompeo "điểm danh" sẽ loại khỏi kho ứng dụng của Mỹ. Ông nói đến những nổ lực "mạng lưới sạch" nhắm đến mục tiêu ngăn chặn rủi ro an ninh quốc gia, theo tin từ CNBC.

“Với các công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc, các ứng dụng như TikTok và WeChat và các ứng dụng khác, là mối đe dọa đáng kể đối với dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, chưa nói đến rủi ro chúng trở thành công cụ của phía Trung Quốc”.  ông Pompeo nói trong cuộc họp báo.

  Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng những nỗ lực dọn sạch nhằm ngăn chặn rủi ro an ninh quốc gia. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng những nỗ lực dọn sạch nhằm ngăn chặn rủi ro an ninh quốc gia. Ảnh: Reuters

Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ cũng nói thêm rằng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ làm việc với Bộ Thương mại Mỹ cũng như Bộ Quốc phòng Mỹ để hạn chế khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây Trung Quốc trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu tại Mỹ.

Theo CNBC, tuyên bố của ông Pompeo được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên trên trên máy bay Không lực 1 rằng ông sẽ sớm hành động để cấm ứng dụng TikTok tại Mỹ.

Công ty Trung Quốc ByteDance công bố TikTok vào năm 2017 và trở thành mạng xã hội phát triển nhanh nhất thế giới với hơn 2 tỷ lượt tải trên toàn cầu, riêng tại Mỹ, ứng dụng đã có 80 triệu lượt tại về, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu di động Sensor Tower.

Họ đang phải đối mặt với các lệnh cấm hoặc dọa cấm từ các quốc gia khi bị cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Sự phổ biến của nó trở thành một "con cờ" không thể bỏ qua bởi bất kỳ chính phủ nào.

Ngoài TikTok, Mỹ sẽ cấm những ứng dụng nào khác của Trung Quốc?

Hôm 2/8, hãng công nghệ Microsoft đã xác nhận rằng họ đã tổ chức các cuộc đàm phán với công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance để có được các hoạt động của TikTok tại Mỹ và một số quốc gia khác. Microsoft cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Mỹ về một thỏa thuận và họ dự định sẽ kết thúc cuộc đàm phán vào ngày 15/9. Hôm 5/7, theo tờ CNBC thông tin Microsoft có thể trả tới 30 tỷ USD cho thương vụ này.

Hồi đầu tuần này, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng ByteDance phải bán hoạt động tại Mỹ cho Microsoft hoặc một công ty Mỹ khác trước thời điểm ngày 15/9. Nếu không làm như vậy, TikTok có thể sẽ phải đóng cửa tại Mỹ. Hiện Mỹ là thị trường lớn thứ 2 của TikTok sau Ấn Độ.

Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cho biết Mỹ đang xem xét việc cấm các ứng dụng truyền thông xã hội khác của Trung Quốc, bao gồm TikTok, Ông dẫn lý do bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ và tránh thông tin người dân Mỹ rơi vào tay Trung Quốc.

Ông Pompeo cũng nói rằng chính quyền Trump đang đánh giá TikTok, tương tự như các công ty công nghệ do chính phủ Trung Quốc Huawei và ZTE hậu thuẫn là mã độc của tình báo Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại buổi họp báo hôm 5/8.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại buổi họp báo hôm 5/8.

Các quan chức Mỹ từ lâu đã phàn nàn rằng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ hàng tỷ USD doanh thu và hàng ngàn việc làm. Họ cũng nói rằng, nó đe dọa an ninh quốc gia. Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định không tham gia trộm cắp tài sản trí tuệ.

Động thái của chính quyền Trump thể hiện một bước tiến khác trong mối quan hệ xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh và diễn ra một tuần sau khi Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, khiến Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.

Lời kêu gọi của ông Mike Pompeo hôm 5/8 được cho là nhắm đến Apple và Google nhằm xóa các ứng dụng Trung Quốc trong chiến dịch "mạng lưới sạch" mở rộng, vốn ban đầu tập trung vào việc thúc đẩy các quốc gia nỗ lực loại bỏ sự hiện diện của tập đoàn viễn thông Huawei khỏi hệ thống mạng 5G.

 

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương