Người đàn ông 37 tuổi ở nhà để bố mẹ nuôi hơn 20 năm, cho rằng mình đã "đắc đạo" và tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống

Người đàn ông 37 tuổi ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã 20 năm ở nhà không làm gì, khẳng định mình đã nhìn thấu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Thi rớt đại học

Lý Thế Tiệp
Lý Thế Tiệp

Người đàn ông này tên Lý Thế Tiệp, tuy cao lớn, trông khá điển trai, thông minh nhưng đã gần 40 tuổi mà chưa hề kiếm được một đồng nào từ sức lao động của mình.

Mẹ anh tên Bành Ái Hoa, đã ngoài 60 tuổi, trông già hơn nhiều so với tuổi thật, tóc bạc trắng và đầy nếp nhăn.

Bành Ái Hoa và chồng đến từ Hồ Nam, họ sống ở vùng nông thôn, nghèo khổ và không có học vấn. Hơn 20 năm trước, hai vợ chồng đến Quảng Châu làm việc cùng cậu con trai Lý Thế Tiệp.

Ban đầu, gia đình ba người sống trong một căn nhà thuê đơn sơ có diện tích hơn chục mét vuông, cuộc sống rất khó khăn. Nhưng vợ chồng Bành Ái Hoa làm việc rất chăm chỉ, con trai Lý Thế Tiệp cũng rất hiểu chuyện và chưa bao giờ gây rắc rối cho bố mẹ.

Bành Ái Hoa và con trai Lý Thế Tiệp
Bành Ái Hoa và con trai Lý Thế Tiệp

Sau bao nỗ lực, Bành Ái Hoa đã tìm được một trường cấp hai cho Lý Thế Tiệp. Có lẽ là do ở trong môi trường mới, Lý Thế Tiệp không thể chơi cùng các bạn cùng lớp, anh luôn cô đơn và ít nói. May mắn thay, kết quả học tập của anh lại rất tốt, các giáo viên rất thích anh.

Bành Ái Hoa làm y tá trong viện dưỡng lão, bà làm việc tới 12 tiếng mỗi ngày. Bà muốn kiếm nhiều tiền hơn, thứ nhất là muốn con trai học hành tử tế, thứ hai là vợ chồng bà muốn định cư ở Quảng Châu, quyết tâm kiếm tiền mua nhà.

Vợ chồng Bành Ái Hoa làm việc chăm chỉ và tiết kiệm tiền, sau vài năm, cuối cùng đã mua được một căn nhà cũ rộng gần 80 mét vuông. Dù chỉ là ngôi nhà cũ đổ nát ở một vùng ngoại ô xa xôi nhưng gia đình đã rất hài lòng, cứ thế tiếp tục sống bám trụ tại Quảng Châu.

Người đàn ông 37 tuổi ở nhà để bố mẹ nuôi hơn 20 năm, cho rằng mình đã

Lý Thế Tiệp sắp thi đại học, điểm số vẫn tốt như ngày nào, đây là điều khiến vợ chồng Bành Ái Hoa tự hào và hài lòng nhất.

Tuy nhiên, bao năm qua, hai vợ chồng bận rộn với công việc mà không để ý đến cuộc sống, tính cách của con trai, chỉ nhìn thấy những bài thi điểm cao mà không hề biết rằng con không hề có bạn bè ở trường, vô cùng cô độc.

Điều họ thậm chí không biết là việc mua nhà ở lại Quảng Châu càng khiến Lý Thế Tiệp chán nản hơn. Anh đóng cửa trái tim và không muốn hòa hợp với tất cả mọi người. Nhìn thành phố lớn phồn hoa, anh cảm thấy mình lạc lối, mọi thứ ở đây đều không thuộc về mình.

Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn sau kỳ thi tuyển sinh đại học. Lý Thế Tiệp thất bại nghiêm trọng trong bài thi đại học.

Sự việc này đã giáng một đòn nặng nề vào Lý Thế Tiệp, khiến anh càng thêm suy sụp và chán nản. Cũng lúc này vợ chồng Bành Ái Hoa bắt đầu đối mặt với vấn đề tâm lý của con trai, nhưng đã quá muộn.

20 năm ở nhà, “đắc đạo thành cao nhân”

Sau khi có điểm thi đại học, Lý Thế Tiệp giấu chứng minh nhân dân và bằng tốt nghiệp, nhốt mình trong phòng, không chịu mở cửa hay để ý đến bố mẹ dù họ la mắng. Chỉ khi đói hoặc đi vệ sinh, anh mới mở cửa, im lặng mà làm, rồi lại quay vào phòng khóa chặt cửa. Điều này khiến vợ chồng Bành Ái Hoa vô cùng lo lắng.

Vợ chồng Bành Ái Hoa nhìn điểm của con trai và rất buồn. Nhưng họ cũng không trách cứ con, nhiều năm như vậy, Lý Thế Tiệp chưa bao giờ khiến cha mẹ phải lo lắng, họ cảm thấy con trai nhất định rất khó chịu vì sai lầm này.

Bành Ái Hoa thuyết phục con trai học lại, họ tin rằng con sẽ thành công. Hoặc nếu không muốn học, anh có thể đi tìm việc làm, tuy nhiên Lý Thế Tiệp đã từ chối. Cho đến tháng 9 năm sau, các bạn cùng lớp hoặc vào đại học hoặc học lại, một số đã ra ngoài làm việc, anh vẫn còn ở nhà.

Lý Thế Tiệp hàng ngày ở nhà không làm gì ngoài ăn, uống và ngủ. Vợ chồng Bành Ái Hoa thấy con trai có điều gì đó không ổn và sợ anh làm chuyện không hay nên đành để mặc anh muốn làm gì làm. Cứ thế thấm thoát 20 năm trôi qua.

Người đàn ông 37 tuổi ở nhà để bố mẹ nuôi hơn 20 năm, cho rằng mình đã

Ngày qua ngày, năm này qua năm khác, chủ đề đi làm đã trở thành “bãi mìn” trong nhà, hai vợ chồng ngày càng ngại nhắc đến chuyện đó. Bành Ái Hoa thương con trai, nhìn thấy những thanh niên khác cùng tuổi đã lấy chồng sinh con, Lý Thế Tiệp vẫn nằm ở nhà như một đứa trẻ to xác. Nhưng họ chẳng thể làm gì được, dù sao anh cũng là con ruột của họ.

Cuộc sống vẫn phải tiếp tục, nếu con trai không đi làm, vợ chồng Bành Ái Hoa chỉ có thể làm việc chăm chỉ và kiếm tiền nhiều hơn. Tưởng rằng Bành Ái Hoa vất vả gần như cả cuộc đời sẽ an tâm hơn khi con trai lớn lên và mua được nhà, không ngờ đã bạc nửa đầu vẫn phải lo nuôi con.

Bành Ái Hoa hận trong lòng, không thể hiểu được tại sao đứa con trai ngoan ngoãn và nhiều tham vọng khi còn nhỏ của họ lại trở nên như thế này.

Nhiều năm qua, Bành Ái Hoa đã quen với việc chăm sóc con trai, còn Lý Thế Tiệp đã quen với việc được chăm sóc tại nhà, anh đã mất khả năng sinh tồn và không có kỹ năng xã hội.

Giấy tờ tùy thân của Lý Thế Tiệp luôn được giấu kín, anh sợ bố mẹ sẽ dùng giấy tờ tùy thân để tìm việc làm cho anh, bởi vì anh không muốn bước ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, Lý Thế Tiệp không hề cảm thấy buồn chán hay cô đơn khi ở nhà một mình, không biết từ khi nào anh ấy bắt đầu bị ám ảnh bởi Phật giáo và Đạo giáo.

Lý Thế Tiệp hiếm khi ra ngoài, nhưng nếu có, anh chỉ làm một việc duy nhất: Đi câu cá. Hơn nữa, ngày câu cá của anh được xác định dựa trên việc “quan sát bầu trời ban đêm” và “đúng thời gian, địa điểm”, đồng thời anh cũng quyết định thời điểm bước ra khỏi nhà. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, Lý Thế Tiệp vẫn quay về tay không.

Nhưng anh ấy nói rằng anh ấy không câu cá để câu cá mà để tu luyện! Điều này khiến vợ chồng Bành Ái Hoa tức đến không nói nên lời. Hai vợ chồng làm việc bất kể mệt mỏi để nuôi anh, nhưng anh không hề tỏ ra quan tâm mà tiếp tục câu cá một cách nhàn nhã.

Người đàn ông 37 tuổi ở nhà để bố mẹ nuôi hơn 20 năm, cho rằng mình đã

Lý Thế Tiệp nói với cha mẹ mình: “Con người sống cả đời chỉ để vui chơi, nếu không thì sống để làm gì”.

Lý Thế Tiệp sống vô tư, đắm chìm trong thế giới của riêng mình. Cha mất việc vì lý do sức khỏe, Bành Ái Hoa một mình kiếm sống, nhưng Lý Thế Tiệp không hề quan tâm.

Bành Ái Hoa càng làm việc chăm chỉ hơn, bà không dám lơ là, hết chăm sóc người già ở viện, về nhà còn phải lo lắng cho chồng con. Người mẹ già đã gần 60 tuổi này không thể chịu nổi nữa.

Công việc của Bành Ái Hoa tại viện dưỡng lão
Công việc của Bành Ái Hoa tại viện dưỡng lão

Bành Ái Hoa muốn con trai ra ngoài tìm việc làm, lương không cao nhưng ít nhất có thể phụ thêm thu nhập của gia đình, nếu không cuộc sống sẽ thực sự khó khăn. Hơn nữa, Bành Ái Hoa cũng không biết mình có thể kiên trì được bao lâu, nếu một ngày nào đó gặp chuyện không may, cuộc sống sau này của con trai sẽ ra sao?

Lý Thế Tiệp hoàn toàn không hiểu được sự vất vả của mẹ.

Bành Ái Hoa và con trai bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, hai mẹ con cãi nhau nhiều lần nhưng lần nào cũng chỉ đâm vào ngõ cụt.

Lần đầu tiên mở lòng, tháo gỡ nút thắt

“Con trai, hãy mở cửa cho mẹ vào nhanh. Nếu con có điều gì muốn nói thì hãy nói với mẹ, chúng ta sẽ bàn bạc kỹ càng”.

Lúc này, Bành Ái Hoa đã 63 tuổi và Lý Thế Tiệp 37 tuổi. Lý Thế Tiệp giống như một đứa trẻ nổi loạn, đuổi Bành Ái Hoa ra ngoài.

Chồng đã qua đời cách đây vài năm, Bành Ái Hoa ngồi bất lực trên hành lang xập xệ, nước mắt tuôn rơi. Mãi đến nửa đêm, có lẽ vì cảm thấy tiếng khóc của mẹ, Lý Thế Tiệp mới mở cửa.

Sau sự việc này, Bành Ái Hoa bất lực quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ giới truyền thông, bà hy vọng ai đó có thể giúp bà.

Người đàn ông 37 tuổi ở nhà để bố mẹ nuôi hơn 20 năm, cho rằng mình đã

“Ở nhà nhiều năm như vậy, anh không thấy khó chịu sao?”.

“Không, tôi rất thoải mái”.

“Nhưng anh chưa từng nghĩ sự thoải mái của anh lại đánh đổi bằng sự vất vả của mẹ sao?”.

“Tôi không yêu cầu bà làm điều này cho tôi. Hơn nữa, cuộc sống của tôi không cần vật chất. Những việc như kết hôn, sinh con, làm việc kiếm tiền là quá trần tục. Người ta nên sống vì niềm vui, mới là ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Tôi rất ghen tị những vị hòa thượng, không cần phải làm gì cả, chỉ cần thiền, tụng kinh, ăn và ngủ. Không có bất kỳ lo lắng nào, cũng không không giao tiếp với mọi người. Tôi chỉ muốn theo đuổi đời sống nội tâm của mình”.

Khi lời này thốt ra, các phóng viên có mặt đều chết lặng. Phóng viên đại khái hiểu tâm lý của Lý Thế Tiệp và nói chuyện với anh về "Đạo". Lý Thế Tiệp ít nói ngay lập tức trở nên “hùng hồn” hơn hẳn.

Lý Thế Tiệp nói rằng anh không khao khát cuộc sống, số phận của mỗi người là do ông trời sắp đặt ngay khi được sinh ra, cho dù muốn thay đổi cũng vô ích, tất cả những gì có thể làm là thuận theo tự nhiên.

Người phóng viên đã nói với anh nhiều sự thật trong cuộc sống, mong rằng anh có thể vui lên, sống tích cực và ít nhất gánh vác trách nhiệm gia đình. Tuy nhiên, Lý Thế Tiệp cho biết anh không có trình độ học vấn, không có kỹ năng, cho dù có đi tìm việc cũng sẽ không có ai thuê.

Phóng viên nói dù phải vác gạch hay giao đồ ăn cũng là công việc kiếm ra tiền. Nhưng Lý Thế Tiệp luôn có lý do để bác bỏ.

Phóng viên cảm thấy Lý Thế Tiệp có một số vấn đề về tâm lý sau khi ở nhà nhiều năm nên quyết định cùng anh đến gặp bác sĩ, hy vọng có thể giúp anh giải quyết nút thắt của mình.

Lý Thế Tiệp và phóng viên
Lý Thế Tiệp và phóng viên

Sau hơn một giờ được bác sĩ tư vấn, Lý Thế Tiệp cuối cùng cũng mở lòng và bày tỏ suy nghĩ thật của mình: Anh đã quá buồn sau khi trượt kỳ thi tuyển sinh đại học, cảm thấy mình không được cha mẹ an ủi, bố mẹ cũng dung túng chăm sóc anh ở nhà, khiến anh nghĩ rằng đây là chuyện đương nhiên. Anh thấy mẹ vất vả thì cũng tự trách mình, nhưng anh không biết phải làm sao nên chỉ đơn giản là không làm gì cả.

Bành Ái Hoa cũng cho biết, bà quá nuông chiều con trai, nếu bà dứt khoát sớm hơn, có lẽ con đã không có ngày hôm nay.

Sau nhiều buổi tư vấn tâm lý, Lý Thế Tiệp nói rằng anh sẽ vui lên và không trốn chạy nữa. Anh sẽ cố gắng tìm việc làm và chăm sóc mẹ.

Ai cũng sẽ trải qua những khó khăn khác nhau, chúng ta nên điều chỉnh tâm lý và đối mặt với cuộc sống một cách tích cực. Thất bại không khủng khiếp, điều đáng sợ là không có dũng khí đối mặt với thất bại.

Nguồn: Sohu

Trung Hạ

2 câu chuyện khiến nhiều cha mẹ giật mình nhận ra vì sao con cái sau này xa cách, không hiếu thảo

2 câu chuyện khiến nhiều cha mẹ giật mình nhận ra vì sao con cái sau này xa cách, không hiếu thảo

Thương con là bản năng của cha mẹ, dạy con là phép tắc của cha mẹ.