Nguy cơ đông máu kéo dài hậu COVID-19

Nguy cơ đông máu và chảy máu cao nhất ở những F0 thể nặng, người có sức khỏe tiềm ẩn và nhóm nhiễm nCoV ở giai đoạn đầu của đại dịch.

COVID-19 là căn bệnh phức tạp, virus tấn công cơ thể theo nhiều cách khác nhau khi bị nhiễm. Tuy nhiên, không chỉ giai đoạn nhiễm bệnh mà hậu COVID-19 cũng có những biến chứng khó lường. Nhiều chuyên gia tiếp tục lo ngại về hội chứng Covid-19 kéo dài, một trong số đó là nguy cơ đông máu, xuất huyết nguy hiểm sau nhiều tháng khỏi bệnh.

Cục máu đông là một tình trạng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, có thể gây tổn thương não, tim và phổi. Danielle Blais, một dược sĩ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Tim Richard M. Ross thuộc bang Ohio cho rằng điều này rất đáng sợ đối với bệnh nhân và cũng đáng báo động đối với các trung tâm y tế.

Nguy cơ đông máu kéo dài hậu COVID-19

Bác sĩ Matthew Exline, giám đốc y khoa đơn vị chăm sóc tích cực Trung tâm Y khoa Wexner bang Ohio cho biết, trong khi cộng đồng chăm sóc sức khỏe vẫn đang tìm hiểu các cách COVID-19 tấn công cơ thể, có vẻ như có một số yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu.

COVID-19 có thể gây ra tình trạng viêm nặng nề, điều này kích hoạt hệ thống đông máu. Khi nhiễm trùng do bạn gặp một sự cố nào đó bị lan rộng và gây viêm như COVID-19, khuynh hướng đông máu này có thể trở nên nguy hiểm”.

Theo bác sĩ Exline, khi kết hợp cùng nhau, tình trạng viêm và bất động tạo nên một môi trường gần như hoàn hảo cho các cục máu đông ở chân và phổi. Những bệnh nhân bị COVID-19 nặng rất dễ mắc phải, cũng giống như những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ về sức khỏe khác như ung thư, béo phì và tiền sử có cục máu đông.

Nguy cơ đông máu kéo dài hậu COVID-19

Từ đầu năm 2020, Resia Pretorius - Trưởng bộ môn và là giáo sư nghiên cứu về khoa học sinh lý, Đại học Stellenbosch, Nam Phi và các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng Covid-19 cấp tính không chỉ đơn thuần là một bệnh về đường hô hấp, mà nó còn thực sự ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống mạch máu (lưu thông máu) và khả năng đông máu.

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia Thụy Điển, người từng mắc Covid-19 có nguy cơ thuyên tắc phổi - do phát triển cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch trong phổi - cao gấp 33 lần người không nhiễm virus.

Nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu - thường ở chân - của bệnh nhân Covid-19 cũng tăng trong vòng 3 tháng sau khi bệnh, cao gấp 5 lần người bình thường.

Nguy cơ đông máu và chảy máu cao nhất ở những F0 thể nặng, người có sức khỏe tiềm ẩn và nhóm nhiễm nCoV ở giai đoạn đầu của đại dịch. Đặc biệt, ngay cả người bệnh nhẹ không cần nhập viện cũng có nguy cơ thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn.

Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra ở 0,04% bệnh nhân Covid-19 và 0,01% nhóm đối chứng. Thuyên tắc phổi xảy ra ở 0,17% F0 và 0,004% nhóm đối chứng. Các biến cố chảy máu xảy ra ở 0,1% bệnh nhân Covid-19 và 0,04% nhóm đối chứng.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng xuất huyết sau hai tháng ở người mắc Covid-19.

Các chuyên gia khuyến cáo sau khi khỏi Covid-19, người bệnh nên theo dõi những dấu hiệu của cục máu đông và đột quỵ, đau tim có thể xảy ra như mặt bị xệ; yếu một tay hoặc chân; nói khó; sưng, dễ đau khi chạm vào, đau hoặc đổi màu ở tay hoặc chân; khó thở; đột ngột đau ngực hoặc đau lan đến cổ, cánh tay, hàm hoặc lưng. Nếu có bất kỳ triệu chứng đáng lo nào ở trên, người bệnh cần ngay lập tức gọi cấp cứu. 

Những người có hệ thống đông máu không hoạt động quá đặc biệt sẽ nhận được các phương pháp điều trị để ngăn ngừa cục máu đông như vớ nén áp lực, túi đệm hơi cho bắp chân hoặc tiêm lượng nhỏ thuốc chống đông. Những người có hệ thống đông máu hoạt động mạnh hơn sẽ nhận đủ liều thuốc chống đông nếu họ không có nguy cơ chảy máu cao.

Thanh Mai

KQXSQT 21/4/2022: Trực tiếp xổ số Quảng Trị thứ Năm ngày 21/4/2022

KQXSQT 21/4/2022: Trực tiếp xổ số Quảng Trị thứ Năm ngày 21/4/2022

Xổ số Quảng Trị (XSQT 21/4/2022) bắt đầu quay thưởng lúc 17h15 thứ Năm, ngày 21/4/2022. Bạn đọc có thể theo dõi trực tiếp tại đây.