Nhà giá rẻ một năm được bao nhiêu căn?

Thực trạng giá nhà tăng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho đa số người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị.

Theo Hiêp hội Bất động sản thành phố, động lực chính trong phát triển nhà ở tại thành phố trong nhiều năm qua và hiện nay vẫn thuộc về khu vực cá nhân, hộ gia đình tự xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Trong khi đó việc phát triển nhà ở theo dự án tuy có xu thế tăng dần trong các năm qua, nhưng quy mô vẫn thấp hơn nhà ở riêng lẻ.

Trong khi đó, xuất hiện các sản phẩm bất động sản siêu sang. Những căn villa có giá trên dưới 100 tỉ đồng có xu hướng tăng lên ở nhiều dự án bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Giá bán loại hình này khoảng ở mức 100-150 tỉ đồng/căn, tọa lạc ở những nơi có cộng đồng người nước ngoài sinh sống, khá biệt lập. Một dự án căn hộ ven sông quận 1 được chào bán 168 - 280 triệu đồng mỗi m2, được xem là cao nhất từ trước đến mức trung bình của châu Á (21%) và thế giới (19%).

Thực trạng này cho thấy, xu thế phát triển đô thị tại TP HCM vẫn còn theo kiểu "vết dầu loang" và thấp tầng, chưa đạt yêu cầu về đô thị hóa và phát triển đô thị; chưa đảm bảo được nguyên tắc "sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường"; chưa đạt được yêu cầu phát triển nhà ở "đối với đô thị loại đặc biệt thì chủ yếu phát triển nhà chung cư".

Đồng thời chưa hình thành được nhiều đô thị vệ tinh có mật độ dân số tập trung nên sẽ khó kết nối hạ tầng, đặc biệt là kết nối hệ thống giao thông có sức chở lớn như metro, monorail, xe buýt cũng như khó thực hiện hiệu quả việc tái bố trí dân cư của thành phố.

Điều đáng quan ngại là dấu hiệu thừa cung của phân khúc nhà ở cao cấp,do số lượng nhà đầu tư thứ cấp trong phân khúc này chiếm tỉ lệ rất cao, trên dưới 60%.

Mặt khác, dù năm ngoái thành phố phát triển được 8,87 triệu m² sàn nhà ở, nhưng diện tích nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây cất vẫn chiếm hơn 58,5% tổng diện tích nhà ở xây dựng mới.

[caption id="attachment_16748" align="alignnone" width="768"] Print[/caption]

Đánh giá về thị trường bất động sản của Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2020 và dự báo năm 2021, PGS, TS. Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: Đến cuối năm 2020 dữ liệu từ nhiều đơn vị khảo sát và các nhà quản lý đều cảnh báo thực trạng nhà ở thương mại giá rẻ loại 1.000 USD mỗi m2 (tương đương trên dưới 25 triệu đồng một m2) đã biến mất khỏi thị trường.

Thực trạng này dẫn đến người có nhu cầu về nhà ở đang bị đặt vào tình thế buộc phải mua nhà giá 30-35 triệu đồng mỗi m2, cao hơn 5-10 triệu đồng so với trước nhưng chất lượng nhà không tương xứng với giá thành.

Có đến 75-80% nhu cầu mua nhà ở của người dân rơi vào vùng giá 25 triệu đồng mỗi m2 nhưng thị trường chỉ còn loại nhà ở giá 30-35 triệu đồng mỗi m2.

Trong năm 2020, Sở Xây dựng TP HCM đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn với nhà ở hình thành trong tương lai cho 31 dự án, gồm 16.895 căn nhà với 15.275 căn hộ và 1.617 căn nhà thấp tầng. Trong đó có đến 7.114 căn thuộc phân khúc nhà ở cao cấp; phân khúc nhà ở trung bình có 9.618 căn trong khi nhà ở giá bình dân chỉ có vỏn vẹn 163 căn.

Nhật Hạ

( Tổng Hợp)