Nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc được dự báo giảm trong những tháng tới

Thị trường thép trong nước hôm nay 1/10 ổn định sau nhiều đợt điều chỉnh, trong khi thép thanh vằn giao sau trên thị trường Trung Quốc đang giao dịch ở mức 3.936 CNY/tấn.

Quặng sắt Đại Liên và Singapore đánh dấu mức lỗ quý thứ hai do những lo lắng về chính sách Zero Covid nghiêm ngặt và những xáo trộn trong lĩnh vực bất động sản của tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, hy vọng về sự hỗ trợ chính sách bền vững cho nền kinh tế Trung Quốc đang yếu và nhu cầu thép liên quan đến xây dựng tăng lên đã hỗ trợ một phần cho thành phần sản xuất thép.

Quặng sắt tháng 1 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đóng cửa cao hơn 0,1% ở mức 721,50 CNY/tấn, so với mức cao nhất trong ngày là 730,50 CNY.

Trên thị trường giao ngay, giá quặng sắt 62% tiêu chuẩn giao cho Trung Quốc khá ổn định trong tuần này ở mức khoảng 100 USD/tấn, giảm 18% so với quý trước.

Các nhà phân tích cho biết nhu cầu dự trữ trở lại trước kỳ nghỉ tuần lễ vàng của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/10 đã hỗ trợ giá quặng sắt, cùng với việc tiêu thụ nguyên liệu này của các nhà máy thép tăng lên.

Dữ liệu tư vấn của Mysteel cho thấy tỷ lệ sử dụng công suất lò cao ở Trung Quốc tăng đều đặn trong 8 tuần qua, đạt 89,08%, tính đến ngày 23/9, mức cao nhất kể từ tháng 6.

Tỷ lệ chạy của lò điện hồ quang trung bình 52,3% trong ba tuần kết thúc vào ngày 23/9, tăng từ 45,83% vào ngày 2/9.

Các nhà phân tích của Zhongzhou Futures cho biết: "Việc bổ sung các kho hàng trước lễ hội vẫn đang được tiến hành".

Tuy nhiên, nhu cầu quặng sắt tổng thể của Trung Quốc có thể vẫn giảm trong những tháng tới, đặc biệt nếu Bắc Kinh tuân theo chính sách Zero Covid của mình, các nhà phân tích cho biết.

Thép cây SRBcv1 và thép cuộn cán nóng SHHCcv1 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đều giảm 0,9%, trong khi thép không gỉ SHSScv1 tăng 1,1%.

Giá thép hôm nay 1/10: Thép thế giới trượt giá, trong nước ổn định - Ảnh 1.

Ở thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp thông báo tăng giá thép xây dựng từ chiều 13/9, cao nhất đến 880.000 đồng/tấn. Đây là lần tăng giá thép liên tục lần thứ 3 sau hơn 4 tháng.

Theo đó, thép Việt Nhật tăng lần lượt 880.000 đồng/tấn và 470.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,22 triệu đồng/tấn.

Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên với 15,12 triệu đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá CB240 là 14,82 triệu đồng/tấn.

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 400.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 400.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn.

Thép Kyoei, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,12 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn sau khi tăng lần lượt 480.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn.

Tại khu vực miền Nam, giá thép CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,43 triệu đồng/tấn và 15,83 triệu đồng/tấn sau khi lần lượt tăng 410.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.

Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 15,2 triệu đồng/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn sau khi tăng 580.000 đồng/tấn và 490.000 đồng/tấn. Như vậy, sau 3 lần tăng, tổng mức tăng của giá thép khoảng hơn 2 triệu đồng/tấn.

Thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong quý IV bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.

TRUNG HIẾU