Tiến sĩ Hứa Trường Kiệt (Đài Loan, Trung Quốc) gần đây đã chia sẻ trường hợp này trong chương trình "The Doctor Is So Spicy". Theo đó, một nữ sinh đại học học xa nhà nên sống trong ký túc xá, cô nhận thấy trên mặt mình nổi mụn nghiêm trọng, tự thắc mắc: “Hồi cấp 3 mọc mụn cũng không nghiêm trọng như vậy, tại sao sau khi vào đại học lại bị mụn nặng đến như vậy?”. Bác sĩ chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng mụn ngày càng trầm trọng, trong đó có việc ăn uống bừa bãi, không ngủ nghỉ đầy đủ và không rửa mặt. Nhưng khi thấy mặt bên phải của nữ sinh bị mụn nặng hơn hẳn mặt bên phải, bác sĩ cho rằng đó là do “yếu tố cục bộ”.
Bác sĩ Hứa Trường Kiệt tò mò hỏi: "Cô ngủ ở đâu? Đã bao lâu rồi cô chưa giặt vỏ gối?". Nữ sinh sau đó mới nhớ ra, cô chỉ giặt vỏ gối khi về nhà trước kỳ nghỉ lễ, tương đương với khoảng 1 năm. Bác sĩ nghe vậy, trách nếu không giặt vỏ gối thường xuyên, nó sẽ trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, gây mụn trên mặt, đằng này để hẳn 1 năm không giặt, "khác nào ôm bồn cầu mỗi đêm".
Một nghiên cứu quốc tế cho thấy nếu vỏ gối không được giặt trong một tuần, lượng vi khuẩn bám vào nó cao gấp 17.000 lần so với bồn cầu, điều đó có nghĩa là bạn "ngủ trên bệ bồn cầu 8 tiếng mỗi ngày". Bác sĩ Hứa phân tích vỏ gối (đối với vi khuẩn) là nơi "mảnh đất" giàu dinh dưỡng. Mọi người đều có da chết trên mặt mỗi ngày và ngoài ra còn có gàu trên da đầu, đôi khi có cả mồ hôi, nước bọt, dầu nhờn trên mặt và da đầu, hay không tẩy trang kỹ càng khiến vỏ gối trở thành nơi nuôi cấy siêu dinh dưỡng cho vi khuẩn.
Vì vậy, bác sĩ Hứa cho rằng nên giặt vỏ gối mỗi tuần, đặc biệt đối với những người có làn da mặt dễ bị nhờn, hoặc những người thoa kem dưỡng da hoặc trang điểm. Tốt nhất bạn nên thay vỏ gối mỗi tuần để duy trì sức khỏe và sự sạch sẽ.
Nguồn và ảnh: ETToday
4 cái giá đắt về sức khỏe bạn phải đánh đổi nếu dùng điện thoại, máy tính khi ăn uống
Nhiều người thích dùng điện thoại, máy tính hoặc xem tivi trong khi ăn uống mà không biết nó hại sức khỏe như thế nào.