Vì sao giá dầu thô tiếp tục tăng vào năm 2021?

Vượt ngưỡng 50 USD/thùng, giá dầu thô năm 2021 dự báo tăng nhẹ nhờ việc triển khai vaccine COVID-19 và kinh tế thế giới hồi phục sau khi ông Biden nhậm chức.

Theo tờ Oilprice nhận định, thị trường giá dầu ngọt nhẹ (WTI) và dầu Brent trong vài tháng qua đã có những thay đổi theo xu hướng tăng nhờ tình hình dịch bệnh COVID-19 thuyên giảm dần. Hơn nữa, đà tăng của giá dầu còn được thúc đẩy bởi sản lượng và tồn kho đá phiến của Mỹ giảm so với cùng kỳ.

Ngày 6/1, giá dầu WTI đã vượt ngưỡng 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020 và duy trì đà tăng kể từ đó đến nay. Theo các chuyên gia về dầu, thị trường dầu thô sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021.  

Nhu cầu tiêu thụ quay lại

Bất chấp những ảnh hưởng của COVID-19, nhu cầu sử dụng dầu vẫn không giảm. Minh chứng là khi các nhà sản xuất vaccine COVID-19 gấp rút triển khai kế hoạch thì hoạt động kinh doanh sẽ tiếp tục tạo ra nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu mỏ tinh chế. 

Hiện tại, các chương trình tiêm chủng đang được triển khai ở 50 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Mỹ, nga và khắp Liên minh Châu Âu. Tiến độ tiêm chủng vì mới bắt đầu nên ở một số nơi còn chậm, nhưng các nhà chức trách kỳ vọng sẽ sớm giải quyết xong những khó khăn về vấn đề phân phối.

Điều đó giúp thị trường dầu mỏ tin tưởng rằng nhu cầu dầu có thể hồi phục khi các hoạt động kinh tế và du lịch trở lại bình thường, nếu các loại vaccine COVID-19 đã được phê duyệt phát huy hiệu quả và có đủ để tiêm cho toàn thế giới.

Kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 đã được thực hiện rộng rãi giúp các nhà chức trách kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của người dân tăng. Ảnh: NYT.
Kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 đã được thực hiện rộng rãi giúp các nhà chức trách kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của người dân tăng. Ảnh: NYT.

Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng ( EIA) dự báo về xu hướng của các sản phẩm tinh chế trong vài năm tới, xăng là nhiên liệu động cơ chính được sử dụng ở Mỹ tăng dần lên trong nửa cuối năm 2021 và sau đó giảm dần vào năm 2022, ngay dưới mức của năm 2019.

Đồng thời, EIA đưa ra một số giả định về vấn đề làm việc tại nhà và giảm đi lại trong dự báo này. Dự báo đối với nhiên liệu dùng cho các tàu bay tăng trở lại cho thấy sự tăng trưởng nhẹ vào năm 2021, nhưng sẽ trở lại gần mức 2019 vào năm 2022. 

Môi trường chính trị và vĩ mô sẽ đẩy nguồn cung xuống thấp hơn

Dư âm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tác động trực tiếp đến thị trường dầu mỏ. Việc tập trung quyền lực của Đảng Dân chủ kiểm soát cả 3 nhánh chính phủ trong vài năm tới sẽ khiến sản lượng dầu của Hoa Kỳ khó có thể tăng. Số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy, sản lượng dầu đáp ứng của Mỹ sản xuất từ 13 mm đã giảm xuống 11 mm trên 1 thùng dầu thô. Theo đó, thị trường dầu sẽ chứng kiến những vấn đề pháp lý mới được nâng cao và quản lý chặt chẽ hơn trong những năm tới. 

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa ( OPEC ) đã khiến thế giới ngạc nhiên với quyết tâm giảm sản lượng khai thác đẩy giá lên cao hơn. Sử dụng sức mạnh của mình là một trong 3 nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới và là nhà sản xuất chi phí thấp nhất thế giới, Ả Rập Xê-út đã tự nguyện cam kết cắt giảm 1 triệu thùng dầu ra khỏi các thị trường toàn cầu ngoài cam kết OPEC. Chính hành động này đã đưa thị trường dầu vượt ngưỡng 50 USD lần đầu tiên kể từ đầu tháng 3/2020.

Ông  Joe Biden  trở thành Tổng thống Mỹ tạo nên các chính sách vận hành nền kinh tế có nhiều thay đổi. Ảnh: AP.
Ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ tạo nên các chính sách vận hành nền kinh tế có nhiều thay đổi. Ảnh: AP.

Tình trạng dư thừa mà chúng ta đã phải đối phó trong vài năm qua sẽ tiếp tục tiêu tan khi các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ hạn chế vốn khiến xu hướng chung giảm. Trong trường hợp này, OPEC thực sự chỉ có một sứ mệnh là cung cấp lợi nhuận tối đa cho các thành viên bằng cách cân bằng cung và cầu.

Thực trạng các nước phương Tây đang đối mặt là vấn đề khí hậu nhưng theo các chuyên gia đây không phải lý do thúc đẩy các nước chủ chốt tạo nên OPEC. Nền kinh tế của họ chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu thô và họ đều muốn giá cao hơn.

Nguy cơ lạm phát bùng nổ

Theo tờ Oilprice, không có mặt hàng nào mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giới hơn dầu thô. Trong số những điều thúc đẩy khai thác dầu thô khác với sự khan hiếm là dầu được định giá bằng đô la, điều này khiến nó rất dễ bị áp lực lạm phát.

Cụ thể là chỉ số đô la đã giảm trong năm qua nhưng gần đây đã được hỗ trợ với các gói kích thích kinh tế mới. Đồng đô la giảm mạnh hơn so với mức tăng của giá dầu, do đó người dùng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để có được số dầu tương ứng. 

Kỳ vọng Quốc hội Hoa Kỳ có thể sớm thông qua việc cứu trợ tài chính cho những nạn nhân bị đại dịch cũng đem lại hy vọng lớn cho thị trường dầu mỏ. Có khả năng việc này sẽ được thông qua sớm sau khi Đảng dân chủ giành được quyền kiểm soát Thượng viện, đồng nghĩa với việc Đảng này trong nhiệm kỳ tới sẽ kiểm soát toàn bộ cả Thượng viện và Hạ viện cũng như chức Tổng thống.

Các gói kinh thích kinh tế mới của Mỹ có thể khiến lạm phát tăng cao. Ảnh: Internet.
Các gói kinh thích kinh tế mới của Mỹ có thể khiến lạm phát tăng cao. Ảnh: Internet.

Chuyên gia Jim Ritterbusch của Ritterbusch and Associates cho biết: "Thị trường năng lượng đặc biệt quan tâm tới chiến thắng của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử ở bang Georgia, vì điều đó sẽ mang lại khả năng Mỹ sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp kích thích kinh tế".

Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra. So sánh cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Bộ Tài chính đã vay khoảng 500 tỷ USD để cung cấp tính thanh khoản ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Và cho đến nay, chỉ riêng ở Mỹ, gần 4.000 tỷ USD của biện pháp kích thích đã được cho phép, với các hành động khác được thực hiện bởi Cục Dự trữ Liên bang (FED) để đảm bảo rằng các tổ chức, tập đoàn và doanh nghiệp nhỏ có đủ vốn cần thiết để hoạt động. 

Như đã đề cập, dầu thô là loại hàng hóa cơ bản của một quốc gia và dễ bay hơi nhất. Thế nên, khi giá cả tăng mạnh đối với hàng hóa cũng có nghĩa giá dầu cũng leo dốc cao hơn.

Giá dầu tăng vọt nhờ gói hỗ trợ kinh tế mới lên tới 2.000 tỷ USD của Mỹ 

Tính đến sáng ngày 15/1 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2021 đứng ở mức 53,75 USD/thùng, tăng 0,79 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 14/1, giá dầu WTI giao tháng 3/2021 đã tăng tới 0,94 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2021 đứng ở mức 56,47 USD/thùng, tăng 0,41 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới 0,59 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/1.

XUYẾN KIM

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương