Tâm lý đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngắn hạn

Thị trường bất động sản vài năm gần đây liên tục “sốt nóng” khi giá nhà, đất không ngừng “leo thang” mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID -19.

Cụ thể, theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), giá nhà đất ở nhiều nơi tăng nóng, nhất là đất nền tại các khu vực sắp lên quận, hay khu vực có thông tin về quy hoạch dự án đi qua. Thậm chí, có khu vực giá nhà chung cư tăng tới 15%, nhà riêng lẻ tăng tới 30%.

Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, thị trường BĐS đã có dấu hiệu chững lại, nhưng giá nhà đất vẫn neo ở mức cao. Nguyên nhân là bởi động thái “phanh” tín dụng vào BĐS từ ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, cũng như “siết” thuế BĐS.

Vì cung - cầu quyết định về giá, mà nguồn cầu của chúng ta hiện rất lớn, nhất là hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM, khi có tới 80% lượng giao dịch, tìm kiếm nhà, đất. Tuy nhiên, ông Quốc Anh cho rằng, để nhận xét đúng về thị trường BĐS thì cần bóc tách từng khu vực, loại hình. Vì những nơi không tăng giá theo giá trị và tiềm năng thật mà tăng theo dạng “ăn theo” thì sau đó thị trường sẽ tất yếu có sự điều chỉnh giá về mức phù hợp.

một vị lãnh đạo của doanh nghiệp BĐS khác cho rằng thị trường BĐS đang có dấu hiệu chững lại, nhưng là ở từng phân khúc. Bởi lẽ, trong khi phân khúc đất nền và biệt thự ở thị trường Hà Nội bị giảm giao dịch so với những tháng trước, thì phân khúc nghỉ dưỡng ven đô, sản phẩm cho thuê mà có pháp lý tốt và chủ đầu tư uy tín vẫn thanh khoản tốt. Trước những dấu hiệu về việc thị trường BĐS “chững lại” nhưng giá vẫn neo cao, khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ rằng thị trường có nguy cơ đóng băng, khiến giá BĐS giảm.

Theo đó, báo cáo thị trường tháng 5 của Batdongsan.com.vn chỉ ra, lượng sản phẩm nhà, đất bán trong tháng 5 giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Giao dịch mua bán loại hình đất có dấu hiệu chững lại, chỉ gợn sóng nhẹ ở các khu vực đường vành đai hoặc một số khu vực có thông tin về dự án quy hoạch. Theo chuyên gia, phần lớn người mua bất động sản (BĐS) là có mục đích đầu tư dài hạn, nên tâm lý đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngắn hạn như dịch bệnh và các yếu tố khác. Vì vậy, mặc dù trải qua 2 năm đại dịch COVID -19 nhưng giá nhà, đất vẫn liên tục tăng.

Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho biết, 6 tháng đầu năm nay là giai đoạn bản lề cho sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường BĐS sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID -19. Tuy nhiên, do nguồn cung ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM gần như đã đạt ngưỡng, trong khi các địa phương khác lại khan hiếm, nên dẫn đến tình trạng "sốt ảo" và “thổi giá” nhà, đất.

Trong khi đó, dưới góc nhìn của Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển, thì thị BĐS đã xuất hiện dấu hiệu giảm tốc từ năm 2021, và đã đạt đến đỉnh của sự tăng trưởng nóng. Bởi lẽ, thông thường thị trường chỉ tăng trưởng khi kinh tế phát triển mạnh hoặc có dòng tiền tốt. Tuy nhiên, thời gian qua lại xuất hiện việc không ít doanh nghiệp không làm ăn được vẫn “đua nhau” đổ tiền vào BĐS, nhiều người dân chán làm ăn cũng quay sang đầu tư nhà, đất.

Có thể nhiều người đang tỏ ra ngạc nhiên khi nói về sự giảm tốc của thị trường BĐS hiện nay, thậm chí là đổ thừa cho việc siết tín dụng, siết thuế nhà đất. Tuy nhiên, những điều này chỉ là bể nổi, nhằm trấn an các nhà đầu tư và nhà đầu tư tương lai rằng, nếu hết siết tín dụng thì thị trường địa ốc lại tăng trưởng. Trong khi thực chất, từ năm 2021 đến nay, khoảng cách giữa mức giá để đầu cơ, “lướt sóng” với mức giá mua để đầu tư dài hạn cũng như mua để khai thác cho thuê hay ở thực đã cách xa nhau một khoảng rất dài.

Tổng Hợp