Tăng cường phòng chống hàng giả, hàng lậu và an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Để đấu tranh chống lại nạn hàng giả, hàng nhái,... và vấn đề an toàn thực phẩm vào dịp cuối năm, cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong cuộc chiến chống lại những vấn đề trên.

Trong dịp Tết Nguyên đán, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của nhân dân tăng cao.

Bên cạnh đó, tình hình an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi mà nhu cầu mua và sử dụng thực phẩm tăng cao. Lúc này, sự cảnh giác, thận trọng trong mua sắm của người dân cũng như sự vào cuộc của các đơn vị, ngành chức năng,… là hết sức cấp bách và cần thiết.

a9eb0a0587d9807709e5ba88a42bc2fc_tr4___bai_duoi-19_41_24_364.jpg

Làm thế nào để ngăn chặn hàng giả dịp cuối năm

Để ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, lực lượng QLTT cần chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác trao đổi thông tin, nắm tình hình để thẩm tra, xác minh, địa bàn, rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường kiểm soát tuyến trọng điểm gần các cửa khẩu, các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hoá gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, cảng hàng không.

eb2264cfa88c41d2189d.jpg

Tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, đường, hoa quả, rượu bia, thuốc lá, xì gà, nước giải khát, xăng dầu, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật...

Doanh nghiệp cũng cần giám sát hoạt động tiêu dùng hàng hóa như nơi thực hiện tem chống hàng giả, ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thiết kế, chế tạo, bảo mật sản phẩm.

Nếu phát hiện sản phẩm bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nên chủ động gửi đơn khiếu nại và công bố sản phẩm bị làm giả nhằm bảo vệ thương hiệu và tránh để người tiêu dùng mua nhầm. Còn người tiêu dùng cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái.

Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát ATTP

Liên quan đến công tác ATTP dịp Tết Tân Sửu và mùa lễ hội xuân 2021, Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quản lý để người dân vui xuân đón Tết an toàn.

Ban chỉ đạo đã thành lập các đoàn kiểm tra trực tiếp tại các chợ, cửa hàng, cơ sở chế biến thực phẩm; triển khai nhiều hình thức truyền thông để người dân cảnh giác với thực phẩm sử dụng phổ biến trong dịp Tết có nguy cơ mất an toàn.

51.jpg

Ông Võ Đình Hạnh, Phó Giám đốc Sở Công thương, cho biết: Trong số các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm do ngành Công thương quản lý, ngoài việc tổ chức giám sát, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, hàng năm, Sở Công thương còn phối hợp với các đơn vị kiểm tra, xử lý vi phạm và hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sở cũng trực tiếp giám sát thực phẩm bán trên thị trường, tổ chức tuyên truyền về ATTP bằng nhiều hình thức tại các địa phương. Trong thời điểm cuối năm và Tết cổ truyền, đơn vị cũng luôn chú trọng công tác này, tích cực cùng Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh, huyện vào cuộc để kiểm soát ATTP tại các chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm, siêu thị…, với mong muốn hạn chế, ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra.

Đối với thực phẩm tươi sống là thịt gia súc, gia cầm, Sở NN-PTNT tăng cường kiểm soát các cơ sở giết mổ trên địa bàn; đã cho 304 cơ sở ký cam kết không đưa thuốc an thần vào heo trước khi mổ, không giết, mổ, bán thịt heo, bò… có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Bộ NN-PTNT cho rằng, để đảm bảo, kiểm soát hiệu quả ATTP dịp Tết và trong thời gian tới, các ngành chức năng của tỉnh cần xây dựng phương thức quản lý phù hợp; thực hiện thường xuyên, chặt chẽ trong các khâu; tăng cường phối hợp quản lý, xử lý vi phạm; kể cả thanh kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại các cơ sở; tuyên truyền rộng rãi và từng bước xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng thông minh trong toàn dân.

(Tổn hợp)

PHƯƠNG LÊ